(vhds.baothanhhoa.vn) - Mùa mưa bão đang đến gần, để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra huyện Lang Chánh đã chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các biện pháp ứng phó.

Tăng cường phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ tại huyện miền núi Lang Chánh

Mùa mưa bão đang đến gần, để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra huyện Lang Chánh đã chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các biện pháp ứng phó.

Tăng cường phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ tại huyện miền núi Lang Chánh

Đập Chiềng Khạt, xã Đồng Lương được đầu tư xây dựng kiên cố.

Lang Chánh có địa hình đồi núi phức tạp, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và gây ngập úng cục bộ. Trong khi đó nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đủ khả năng để tránh bão, lũ.

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, năm 2021 tổng thiệt hại do mưa bão gây ra tại huyện Lang Chánh ước tính 1.246 triệu đồng, mưa lũ làm hỏng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của Nhân dân.

Để chủ động ứng phó với thiên tai trước mùa mưa bão, Ban chỉ đạo PCTT&TKCN huyện đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các đơn vị; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, phương án sơ tán dân ở vùng ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra các hồ, đập lớn, hướng dẫn các xã, thị trấn tự kiểm tra, khắc phục các hồ, đập lớn bị hư hỏng lớn, không xử lý được phải báo cáo kịp thời về huyện xin nguồn kinh phí hỗ trợ để kịp thời khắc phục, sửa chữa, đồng thời chủ động cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và phòng thủ dân sự, đối với các hộ phải di chuyển nhà ở theo phương án sắp xếp dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, trong khi chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước, đề nghị các xã, thị trấn vận động các hộ di chuyển xen ghép đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ.

Triển khai cắm bổ sung biển báo ở những nơi nguy hiểm, có nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, tránh lũ quét và sạt ở đất cho người dân để biết cách phòng tránh.

Thị trấn Lang Chánh hiện có 2.300 hộ/9.600 khẩu, theo rà soát, địa phương hiện có 4 tràn, tập trung ở khu phố Trùng, Chiềng Ban 1, Nguyễn Trãi, cùng hệ thống suối Lưỡi, Hon Oi. Trong đó có 43 hộ ở khu phố Chiềng Trải nằm gần bờ sông Âm hàng năm bị ngập úng do mưa bão.

Ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Lang Chánh cho biết, đơn vị cũng nhiều lần gửi văn bản kiến nghị lên các cấp xin di dời và bố trí khu tái định cư tại chỗ cho các hộ này, chủ yếu làm kè chắn lũ. Tuy nhiên, do không có quỹ đất và nguồn kinh phí nên chưa thực hiện được. Mỗi khi mưa lũ về, người dân nơi này lại “nơm nớp”, lo âu. Sợ nhất là những ngày mưa bão nước trên đồi đổ về, nước suối dâng lên, người dân lại đứng ngồi không yên.

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lang Chánh cho biết: Trước mắt, huyện đã tiến hành rà soát, kiểm tra, tu sửa, xây mới các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, kiểm tra các hồ đập, có các biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn cho công trình. Duy trì chặt chẽ chế độ thường trực 24/24h nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại các địa phương; tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, xử lý, ngăn chặn và khắc phục kịp thời những thiệt hại do mưa bão gây ra. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn…

TRUNG LÊ - THU THỦY


TRUNG LÊ - THU THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]