(vhds.baothanhhoa.vn) - Trang phục truyền thống là một biểu trưng của truyền thống văn hóa, phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Bởi vây, đa số đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch thành vẫn giữ gìn và phát huy được trang phục truyền thống của mình.

Thạch Thành bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mường

Trang phục truyền thống là một biểu trưng của truyền thống văn hóa, phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Bởi vây, đa số đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch thành vẫn giữ gìn và phát huy được trang phục truyền thống của mình.

Thạch Thành bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mường

Người dân xã Thạch Lâm mặc trang phục truyền thống tham gia ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của xã.

Có dịp tham dự ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch xã Thạch Lâm (Thạch Thành), mới thấy được việc giữ gìn trang phục truyền thống của người dân nơi đây. Từ trẻ em tới người già ai ai cũng xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường đến tham gia ngày hội.

Ông Bùi Văn Năng, cán bộ văn hóa xã cho biết: Trên địa bàn xã có tới 98,5% dân số là người dân tộc Mường. Bởi vậy, nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú, mang sắc thái văn hoá riêng, như: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”; các loại hình diễn xướng văn hóa, các trò chơi dân gian như đánh mảng, tung còn, bắn nỏ, chơi đu, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Mường...

Thạch Thành bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mường

Trên địa bàn xã Thạch Lâm còn giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm.

Không chỉ ở xã Thạch Lâm mà nhiều xã khác trên địa bàn huyện như Thạch Quảng, Thành Minh, Thành Mỹ... nơi có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống hiện vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa của người Mường, đặc biệt là trang phục truyền thống.

Thạch Thành là địa phương có hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Theo số liệu điều tra, khảo sát và kiểm kê năm 2020, số loại bộ trang phục truyền thống của người Mường trên địa bàn huyện được sử dụng trong ngày thường gồm 3 loại (đối với nam) và 5 loại bộ (đối với nữ). Về trang phục ở các độ tuổi không có sự khác biệt nhiều. Người già thường mặc các bộ cũ, màu tối (gụ, đen, xanh, nâu); người trẻ mặc màu tươi sang hơn (xanh lá cây, vàng, hồng tím). Về số trang phục truyền thống/tổng số người dân tộc, đối với nam hiện nay gồm 761 bộ/37.703 người trong ngày thường; 1.245 bộ/37.703 người trong ngày lễ, tết; 1.730 bộ/37.703 người dùng trong lễ tang. Đối với nữ bao gồm: 6.629 bộ/42.042 người trong ngày thường; 7.605 bộ/42.042 người trong ngày lễ, tết; 4.516 bộ/42.042 người dùng trong lễ tang.

Thạch Thành bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mường

Chị em dân tộc Mường xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống.

Trong thời gian qua công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của trang phục dân tộc người Mường được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện quan tâm thông qua nhiều hình thức như đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc Mường thấy được giá trị văn hóa đặc sắc của bộ trang phục truyền thống. Xây dựng và ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch, liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có bảo tồn trang phục truyền thống của người Mường như: Đề án phát triển du lịch huyện Thạch Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án “Nâng cao chất lượng thôn, khu phố trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025”, Kế hoạch số 66-KH/HU, ngày 15-10-2021 của Huyện ủy Thạch Thành về thực hiện chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Thạch Thành bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mường

Người dân mặc trang phục của dân tộc Mường tham gia các trò chơi dân gian

Cùng với đó, tích cực giáo dục, tuyên truyền cho học sinh hiểu ý nghĩa và vai trò của trang phục truyền thống và niềm tự hào khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Việc giáo dục được thực hiện thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục, các trường học trên địa bàn huyện, khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi đến trường…; tổ chức các sự kiện văn hóa, hội thi văn nghệ dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng, khuyến khích Nhân dân, các diễn viên mặc trang phục truyền thống người Mường khi tham gia các hội thi; ưu tiên kinh phí cho hoạt động bảo tồn trang phục truyền thống; khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại xã Thạch Lâm và các xã có đông đồng bào dân tộc Mường để duy trì, bảo lưu nghề truyền thống… Nhờ đó, đến nay việc bảo tồn và sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc Mường vẫn được duy trì.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]