(vhds.baothanhhoa.vn) - Thay vì nghỉ học, kết hôn, hoặc bôn ba kiếm tiền sớm, nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hóa đã lựa chọn cho mình con đường học nghề để lập thân, lập nghiệp, với ước mơ khi ra trường có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó giúp gia đình thoát nghèo.

Thanh niên vùng cao nuôi ước mơ thoát nghèo từ học nghề

Thay vì nghỉ học, kết hôn, hoặc bôn ba kiếm tiền sớm, nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hóa đã lựa chọn cho mình con đường học nghề để lập thân, lập nghiệp, với ước mơ khi ra trường có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó giúp gia đình thoát nghèo.

Thanh niên vùng cao nuôi ước mơ thoát nghèo từ học nghề

Hà Diệp Phương với ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang.

Chúng tôi gặp Hà Diệp Phương (sinh năm 2007, ở thôn Pụn, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn) khi em đang thực hành may vá tại Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa (có địa chỉ tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc). Phương cho biết, tốt nghiệp cấp 2, em nộp hồ sơ vào Trường Trung cấp nghề miền núi, vừa học văn hóa vừa học nghề may.

Khi nói về sự lựa chọn của mình, Phương tâm sự muốn trở thành nhà thiết kế thời trang. Theo Phương đây là nghề thông dụng, thực tiễn cần, dễ xin việc.

Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng khi Phương tâm sự về dự định học nghề, Phương được bố mẹ rất ủng hộ. “Học ở đây em được các thầy, cô giáo chỉ dạy, hướng dẫn nhiệt tình về nghề nghiệp mà còn song hành học văn hóa. Em ở ký túc xá của nhà trường nên cũng đỡ chi phí cho gia đình”, Phương chia sẻ.

Cũng nuôi ước mơ có kiến thức, tay nghề, tìm kiếm một công việc khi trưởng thành, Tráng A Sừ (sinh năm 2007, ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát), sau khi học hết bậc THCS, A Sừ đăng ký học nghề gọt cắt kim loại tại Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa.

Thanh niên vùng cao nuôi ước mơ thoát nghèo từ học nghề

Nghề cơ khí được nhiều nam thanh niên chọn lựa.

A Sừ cho biết, ở đây em vừa được học nghề, vừa được học văn hóa, sau này em có dự định học thêm tiếng nước ngoài để đi xuất khẩu lao động với ngành nghề cơ khí. Theo A Sừ tìm hiểu, những người đi xuất khẩu lao động nếu có tay nghề, trình độ, mức lương sẽ cao hơn. Vốn là hộ nghèo nên ước mơ của A Sừ là tìm kiếm được công việc ổn định, thu nhập tốt, giúp gia đình thoát nghèo.

Theo bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát, những năm gần đây xu hướng con em đi học nghề, đi làm ăn xa và xuất khẩu lao động trên địa bàn đang ngày càng tăng. Nhờ tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp sớm từ các nhà trường, chính quyền địa phương, đã phần nào thay đổi tư duy, nhận thức của bà con Nhân dân. Từ đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí, giải quyết việc làm cũng như xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết...

Có thể nói, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đang được xem là sự lựa chọn, nơi gieo ước mơ cho những thanh niên vùng cao, con em đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, định hướng được nghề nghiệp, việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Hiện Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa có 1.500 học sinh, đào tạo 7 ngành nghề, gồm: hàn, may thời trang, điện công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa - lắp ráp máy tính, thú y, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.

Để xúc tiến tìm kiếm việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp, nhà trường đã phối hợp đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, trong số đó có nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín như: Công ty TNHH Việt Pan - Pacific Thanh Hóa, Công Ty TNHH ACTRO VINA Sam Sung Việt Nam, Công ty TNHH KCT Hồng Phát Thanh Hóa, Công ty TNHH Thủy Linh Ngọc Lặc...

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]