(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 17/5/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Kết luận số 76 yêu cầu dừng hoạt động của 26 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dừng hoạt động 26 doanh nghiệp dăm gỗ

(VH&ĐS) Ngày 17/5/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Kết luận số 76 yêu cầu dừng hoạt động của 26 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã đề nghị gia hạn thời gian dừng hoạt động kinh doanh của 26 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ chưa được cấp phép. UBND tỉnh đã có văn bản không chấp thuận với kiến nghị trên, yêu cầu các cơ sở băm dăm gỗ trái phép dừng mọi hoạt động liên quan đến việc thu mua nguyên liệu và sản xuất dăm gỗ, chủ động tháo dỡ nhà xưởng vá các loại máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sản xuất, đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất dăm gỗ trái phép chủ động chuyển đổi ngành nghề kinh doanh khác.

Trường hợp các cơ sở tiếp tục có nhu cầu sản xuất trong lĩnh vực chế biến lâm sản phải hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục để được xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định, trong đó phải bổ sung các dây chuyền chế biến lâm sản tinh, chỉ được tận dụng các loại phế liệu từ bìa bắp, đầu mẩu gỗ, cành ngọn và các loại phế phẩm khác để sản xuất dăm gỗ.

Trường hợp các cơ sở không thực hiện chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo yêu cầu, UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định, hoàn thành việc xử lý và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/9/2016.

Một cơ sở sản xuất băm dăm gỗ trái phép tại Thạch Thành.

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa có 42 cơ sở sản xuất dăm gỗ, trong đó chỉ có 11 cơ sở được chấp thuận sản xuất dăm gỗ với tổng công suất 330.000 tấn/năm. Trong khi công suất băm gỗ thực tế của các cơ sở đã lên tới 729.000 tấn/năm, vượt 2,2 lần công suất cho phép. Đa số các cơ sở sản xuất dăm gỗ đều chưa có phương án đầu tư dài hạn từ khâu trồng, thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến để đảm bảo nguyên liệu ổn định, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất.

Hiệu quả từ việc sản xuất dăm gỗ mang lại rất thấp, doanh thu hàng năm chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 50 tỷ đồng/năm, trong đó thu nội địa chỉ đạt 11 tỷ đồng/năm. Trong đó, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng dây chuyền băm dăm gỗ để xuất khẩu, không tập trung đầu tư chế biến sâu các loại sản phẩm có giá trị cao gây lãng phí nguồn tài nguyên rừng.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]