(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng gia đình và Trường TH&THCS Lương Chí (thị xã Nghi Sơn) vẫn không hiểu vì sao em N.H, học lớp 9 lại tự tử. Vào tháng 4 vừa qua khi kết thúc buổi học sáng tại trường, N.H nhảy cầu thương tâm. Theo lời thầy cô giáo thì N.H là học sinh (HS) giỏi toàn diện, ngoan hiền có tiếng ở trường. Khoảng thời gian trước sự việc xảy ra, em không có dấu hiệu bất thường nào, lực học vẫn giữ ổn định, giao tiếp bình thường với các bạn, vẫn tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Hồi chuông cảnh báo về bất ổn tâm lý ở học sinh: Đâu là nguyên nhân?

Đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng gia đình và Trường TH&THCS Lương Chí (thị xã Nghi Sơn) vẫn không hiểu vì sao em N.H, học lớp 9 lại tự tử. Vào tháng 4 vừa qua khi kết thúc buổi học sáng tại trường, N.H nhảy cầu thương tâm. Theo lời thầy cô giáo thì N.H là học sinh (HS) giỏi toàn diện, ngoan hiền có tiếng ở trường. Khoảng thời gian trước sự việc xảy ra, em không có dấu hiệu bất thường nào, lực học vẫn giữ ổn định, giao tiếp bình thường với các bạn, vẫn tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Hồi chuông cảnh báo về bất ổn tâm lý ở học sinh: Đâu là nguyên nhân?Cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm trang bị thêm kỹ năng sống, giảm áp lực học tập.

Tin liên quan:

May mắn hơn N.H, khi người dân phát hiện dấu hiệu bất thường của em T.V (lớp 6, Trường THCS Điện Biên) tại khu vực cầu Cốc (TP Thanh Hóa) đã gọi điện báo công an và nhà trường đến kịp để đưa em về nhà. Chia sẻ từ thầy cô giáo cho biết, T.V có học lực bình thường, tính tình hòa đồng. Là HS đầu cấp, áp lực học tập đối với T.V là không lớn. Trước đó, T.V vẫn đến lớp học, vui vẻ cùng bạn bè, em sống cùng ông ngoại do bố mẹ đã ly hôn. Hiện, em đã đi học lại bình thường.

Em N.K (Trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa) là HS giỏi xuất sắc, không có dấu hiệu bất thường nào. Sau hôm có mâu thuẫn với gia đình, học xong tiết buổi sáng, em bất ngờ nhảy lầu tự tử. Rất may, em không bị nguy hiểm đến tính mạng, do khi rơi xuống đã vướng vào cành cây.

Dẫn đến hành động tiêu cực như vậy, chắc chắn N.H, T.V, N.K có những bất ổn về tâm lý, có thể bộc phát ra ngoài hoặc được các em giữ kín trong lòng. Bất ổn tâm lý kéo dài, quá sức chịu đựng mà không được sẻ chia dễ dẫn đến những hành vi dại dột của trẻ.

Theo cô giáo Trần Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Mai Ninh (TP Thanh Hóa): Trong giai đoạn vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo việc học, nhà trường liên tục phải chuyển trạng thái dạy và tập. Theo phản ánh của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, nhiều HS có biểu hiện tâm lý đáng lo. Khi việc học trở lại bình thường, qua rà soát, nhà trường phát hiện có khoảng 9 HS có bất thường về tâm lý. Các em có các biểu hiện ngại giao tiếp, xuất hiện ý nghĩ xa rời hiện thực...

Trong thời gian học online trực tuyến, trẻ dễ nảy sinh tâm lý buồn chán, căng thẳng mà lại không có cơ hội được giải tỏa. Trong khi đó, thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng, HS dễ sa đà vào các nội dung xấu và bị cuốn vào đó. Trong khi đó, với những gia đình có kết nối lỏng lẻo thì sự va chạm, nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trở nên rõ ràng, nặng nề hơn, vô tình đẩy trẻ thành “cái thớt” trút giận của người lớn. Người lớn có kiến thức và kỹ năng giải tỏa stress, quen dần với việc chịu áp lực, nhận biết dấu hiệu đáng lo, nhưng với trẻ con thì hoàn toàn ngược lại. Chúng thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, dễ bị tổn thương và không chịu được áp lực sớm. Vì vậy, nếu những mối quan hệ trong gia đình không được cải thiện thì việc trẻ bị trầm cảm là vấn đề thời gian, bởi nơi an toàn nhất đối với chúng là gia đình cũng đã trở nên không an toàn. Theo nhận định của cô Nguyễn Thị Hồng, Tiến sĩ tâm lý Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: “So với các lứa tuổi, lứa tuổi từ 10-15 có nhiều bất ổn tâm lý nhất. Bởi, đây là lứa tuổi vừa bước qua ngưỡng trẻ con, nhưng chưa phải người lớn, lứa tuổi vị thành niên thường xuyên có những suy nghĩ, hành vi bồng bột. Mong muốn được khẳng định cái tôi, có những hành vi kháng cự lại sự kiểm soát từ cha mẹ, nhưng lại chưa trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng giải quyết áp lực mà bản thân phải trải qua”.

Còn bác sĩ Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, lý giải: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tự tử. Ở góc độ trẻ tự tử vì trầm cảm thì đây là bệnh lý. Đã là bệnh lý thì phải có những biểu hiện đặc trưng như khí sắc trầm, dễ mệt mỏi, giảm năng lượng, mất tập trung, có ý tưởng hủy hoại cơ thể và hành vi tự sát, giảm sút trí lực, học lực... Nhưng không phải ai trầm cảm cũng dẫn đến tự tử. Trầm cảm trong một thời gian dài nhưng không được phát hiện, chữa trị, càng lâu thì người bệnh nảy sinh ý định tự sát thường xuyên hơn. Lâu dần ý định này sẽ thành hiện thực khi gặp một biến cố, hoặc thời cơ thuận lợi. Tuy nhiên, có trường hợp HS tự tử không phải do trầm cảm vì không thấy biểu hiện của bệnh lý mà chỉ là hành vi tự sát. Hành vi tự sát ở một số trường hợp HS tự tử hiện nay có thể có yếu tố hiệu ứng, tức là có sự ảnh hưởng của những hành vi tương tự. Lúc các em thực hiện hành vi đó chưa chắc đã nghĩ được rằng mình sẽ chết, có thể chỉ đe dọa để đạt được mục đích hoặc thể hiện với mọi người. Một số hành vi tự sát là khi các em gặp sang chấn tâm lý cấp, khiến các em cảm thấy không có lối thoát, muốn giải phóng bản thân...”.

Sự biến động tâm lý tuổi vị thành niên luôn là mối lo ngại cho phụ huynh, thầy cô giáo, bởi ở lứa tuổi này các em rất nhạy cảm, tâm lý diễn biến phức tạp. Hành vi của các em thường mang tính bộc phát, gây khó hiểu cho người lớn, thậm chí có thể chính các em cũng không ngờ bản thân có lúc hành động như vậy.

Bài và ảnh: Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]