(vhds.baothanhhoa.vn) - Xoay quanh vấn đề khó khăn của học sinh các xã, thôn, bản thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), không còn được thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông/bà: Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa; Tôn Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng Phòng Chính sách và Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh; Lâm Anh Tuấn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân về những giải pháp, đề xuất của các ban, ngành, địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, tiếp tục “nâng bước” em đến trường.

Khi chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn không còn: Tiếp tục “nâng bước” em đến trường

Xoay quanh vấn đề khó khăn của học sinh các xã, thôn, bản thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), không còn được thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông/bà: Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa; Tôn Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng Phòng Chính sách và Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh; Lâm Anh Tuấn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân về những giải pháp, đề xuất của các ban, ngành, địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, tiếp tục “nâng bước” em đến trường.

Bộ GD&ĐT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Khi chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn không còn: Tiếp tục “nâng bước” em đến trường

- PV: Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-CP của Chính phủ, hiện nay học sinh, giáo viên không còn được thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ, trong khi đó, điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) còn nhiều khó khăn. Xin ông cho biết những ảnh hưởng của Quyết định số 861 và Nghị định 116 của Chính phủ đối với ngành GD&ĐT Thanh Hóa nói chung, vùng DTTS&MN nói riêng?

- Ông Nguyễn Văn Dĩnh: Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN (gọi tắt là Quyết định 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Quyết định số 612) dẫn đến chế độ, chính sách của nhà giáo, học sinh bị ảnh hưởng. Đó là giáo viên bị cắt giảm phụ cấp thu hút, ưu đãi ngành dẫn đến nhiều giáo viên chuyển công tác về các huyện miền xuôi; vùng đồng bào DTTS&MN thiếu giáo viên do lương quá thấp. Không còn chính sách hỗ trợ, tình trạng học sinh bỏ học đi làm thuê tăng cao do nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông cậy vào cây luồng, chăn nuôi, làm thuê... Tỷ lệ của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú không đảm bảo theo quy định dẫn đến các trường phải chuyển đổi sang các trường phổ thông làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như duy trì sĩ số học sinh.

Từ những khó khăn nêu trên, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã có những đề xuất, kiến nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu trình Chính phủ bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA,... cho phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là khu vực miền núi. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ có cơ chế đặc thù cho cán bộ, giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, nhất là vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2016-2020, không thuộc diện ĐBKK giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT nói riêng, ngành GD&ĐT Thanh Hóa nói chung luôn động viên tinh thần vượt khó của các thầy, cô giáo, các em học sinh ở các vùng DTTS&MN, khắc phục những khó khăn để tiếp tục bám lớp, bám trường. Đồng thời, kêu gọi, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện, trao tặng các phần quà, suất học bổng đến giáo dục vùng khó, nhất là những vùng đang bị cắt giảm chế độ, chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS&MN, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Đồng thời lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Sau khi nghị định trên được ban hành, Sở GD&ĐT Thanh Hóa sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đến khi các chính sách mới có hiệu lực

Khi chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn không còn: Tiếp tục “nâng bước” em đến trường

- PV: Xin bà cho biết những tác động của Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định 612/QĐ-UBDT đến việc thực hiện chính sách dân tộc tại Thanh Hóa, trong đó có đối tượng là học sinh?

- Bà Tôn Thị Minh Nguyệt: Thực trạng hiện nay vùng DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh. Xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK; cơ sở hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển...; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh. Thực hiện Quyết định số 861 và Quyết định số 612, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa có số xã khu vực III và thôn ĐBKK giảm rất nhiều so với giai đoạn 2016-2020, từ đó liên quan đến việc người DTTS&MN trước đây thuộc vùng khó khăn và ĐBKK, nay ra khỏi vùng khó khăn và ĐBKK không tiếp tục được thụ hưởng các chính sách, đặc biệt là những chính sách về an sinh xã hội.

Trên cơ sở báo cáo rà soát, đánh giá của các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành Báo cáo số 43/BC-UBND ngày15/3/2022 gửi Hội đồng Dân tộc Quốc hội về đánh giá tác động của Quyết định số 861 và Quyết định số 612 về phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển đến việc thực hiện chính sách dân tộc. Tại báo cáo, tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Chính phủ giao cho các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu các chính sách mới để hỗ trợ cho những đối tượng thuộc các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ĐBKK giai đoạn 2016-2020 nay không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ĐBKK theo Quyết định số 861 và Quyết định số 612, nhằm đảm bảo các chế độ, chính sách an sinh xã hội giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, trong đó có các chính sách đối với giáo dục. Đồng thời, trong khi chưa ban hành chính sách mới thì tiếp tục cho thực hiện các chính sách an sinh xã hội đến khi các chính sách mới có hiệu lực. Tiếp tục cho thực hiện rà soát, phân định các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 7/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ.

Đề nghị có sự điều chỉnh Quyết định số 861 theo hướng thời gian thực hiện có lộ trình

Khi chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn không còn: Tiếp tục “nâng bước” em đến trường

- PV: Quyết định số 861 có tác động trực tiếp như thế nào đến việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường, lớp, cũng như thu hút nguồn nhân lực cho giáo dục vùng cao, đặc biệt là giáo dục huyện Thường Xuân, thưa ông?

- Ông Lâm Anh Tuấn: Từ khi Quyết định số 861 có hiệu lực, một số học sinh trên địa bàn huyện Thường Xuân gặp nhiều khó khăn, bất lợi cả trong sinh hoạt, đi lại, học tập. Khoảng cách nơi sinh sống đến trường rất xa nhưng phần lớn các em thường đi bộ, mang cơm theo để ăn trưa do bị cắt các chế độ bán trú, vào mùa mưa, việc đi học càng gian nan, vất vả... Hơn nữa, nhiều em do điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải bỏ học giữa chừng để phụ giúp bố mẹ, ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số, chất lượng giáo dục và lãng phí cơ sở vật chất. Thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Thường Xuân cũng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp vận động các em vào ở tại các khu bán trú, hỗ trợ tiền điện và một phần tiền ăn, để ổn định nền nếp học tập. Nhưng để duy trì lâu dài quả thật rất khó. Mặt khác, do không còn được hưởng chính sách phụ cấp, trợ cấp... nên khó thu hút được cán bộ, công chức, viên chức nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao từ miền xuôi lên vùng DTTS&MN công tác và gắn bó lâu dài. Thậm chí hiện nay, do chế độ lương và phụ cấp không đảm bảo, một số cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn muốn xin nghỉ để làm công việc khác.

Ngọc Huấn - Viết Trung (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]