(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 12 nghìn người chấp hành xong án phạt tù. Trong đó có khoảng 9.124 người hiện đang cư trú, sinh sống tại địa phương. Phần lớn những người có quá khứ lầm lỗi sau khi được đặc xá, tha tù trở về địa phương, đều ăn năn hối cải, rèn luyện bản thân, làm ăn lương thiện. Tuy nhiên, không ít người vẫn mang trong mình sự mặc cảm, tự ti; bị cộng đồng xã hội, thậm chí cả gia đình xa lánh, kỳ thị khiến cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 12 nghìn người chấp hành xong án phạt tù. Trong đó có khoảng 9.124 người hiện đang cư trú, sinh sống tại địa phương. Phần lớn những người có quá khứ lầm lỗi sau khi được đặc xá, tha tù trở về địa phương, đều ăn năn hối cải, rèn luyện bản thân, làm ăn lương thiện. Tuy nhiên, không ít người vẫn mang trong mình sự mặc cảm, tự ti; bị cộng đồng xã hội, thậm chí cả gia đình xa lánh, kỳ thị khiến cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn.

Nhận thức đúng đắn về công tác tái hòa nhập cộng đồng, trong những năm qua, thực hiện Nghị định số 80 ngày 16/9/2011của Chính phủ; Kế hoạch 214 ngày 30/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và BCĐ 138 tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhằm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn được lực lượng công an, Ủy ban MTTQ và các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm đặt lên hàng đầu. Trong đó, các nội dung liên quan đến công tác tái hòa nhập cộng đồng đã luôn được lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; “Xây dựng xã, phường không có tội phạm và tệ nạn xã hội”; Chương trình mục tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới”; “Xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT”; “Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi trở thành công dân thân thiện”... Thông qua đó từng bước tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tư tưởng và hành động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành và nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT.

Công an huyện Nga Sơn phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân và Ngân hàng Chính sách huyện giải ngân cho người lầm lỗi vay vốn sản xuất.

Nhiều cách làm hay, nhiều mô hình, điển hình tiến tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; quản lý giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi đã được xây dựng và phát huy hiệu quả, như: mô hình “Doanh nhân với ANTT” ở huyện Nga Sơn, sau 10 năm hoạt động đã tổ chức giải ngân cho hơn 200 lượt người lầm lỗi vay vốn với tổng số tiền khoảng 2 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục đối tượng khác; Mô hình “Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi trở thành công dân thân thiện” ở TP Thanh Hóa đã quản lý, giáo dục, giúp đỡ hơn 50 người lầm lỗi có công ăn việc làm ổn định; mô hình “Quản lý, giáo dục, cảm hoá người được tha tù, đặc xá” của phường Lam Sơn do Hội Cựu chiến binh và công an phường chủ trì đã quản lý, giáo dục, giúp đỡ 127 người lầm lỗi tiến bộ. Ngoài ra còn nhiều mô hình điển hình tiên tiến khác như: “1+ 2” của Hội CCB; “Dòng họ tự quản về ANTT” ở Nông Cống; Hậu Lộc; “3 trên 1” ở huyện Thọ Xuân; “Tổ tự quản giúp nhau vượt khó” ở phường Tân Sơn và Đông Hương, TP Thanh Hóa; “Hợp tác xã chế biến lâm sản Sông Mã” ở huyện Quan Hóa; “Nuôi dê sinh sản và thương phẩm” ở huyện Thường Xuân...

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 5.632 người lầm lỗi sau khi chấp hành xong án phạt tù, đặc xá đã được tạo công ăn việc làm, hỗ trợ kinh phí, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Nhiều người lầm lỗi, bằng sức lao động của mình đã không những vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành những ông chủ thực sự, mà còn giúp được nhiều người đồng cảnh ngộ. Điển hình như anh Phạm Văn Bường, anh Trần Văn Sùng ở huyện Nga Sơn; anh Lê Khắc Giang ở phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa; anh Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Cường ở huyện Thọ Xuân; anh Trương Văn Hiền xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy; anh Đoàn Văn Thơm ở xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương...

Song cũng vẫn còn 3.130 người chấp hành xong án phạt tù, đặc xá chưa có việc làm. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác này, ngoài vai trò nòng cốt, trực tiếp của lực lượng công an, đòi hỏi cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự chung tay, góp sức của toàn dân.

Sơn Hà


Sơn Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]