(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo quy định, người sử dụng lao động phải được đào tạo an toàn lao động 2 ngày, nhưng trên thực tế rất ít đơn vị thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huấn luyện an toàn lao động: Còn nhiều rào cản

(VH&ĐS) Theo quy định, người sử dụng lao động phải được đào tạo an toàn lao động 2 ngày, nhưng trên thực tế rất ít đơn vị thực hiện.

Thực trạng chủ quan về an toàn của người lao động

Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 243.401 lao động làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó: 15.800 lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, trên 100.000 lao động trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại tập trung tại các doanh nghiệp dân doanh và HTX.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động chủ yếu thời vụ, ngắn ngày, không được đóng bảo hiểm, không hợp đồng lao động, không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, tập huấn an toàn lao động. Đặc biệt, với những ngành nghề xây dựng, cơ khí, khai thác mỏ, xây dựng, lĩnh vực liên quan đến điện giật, va đập, ngã cao do vật rơi và đổ sập... tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc. Anh Lường Ngọc Anh, chủ một cơ sở gò hàn cơ khí tại đường Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa), cho biết: “Do cơ sở nhỏ, việc ít nên gia đình có thuê 2 lao động, chủ yếu thời vụ, trả công theo ngày. Thật sự, chúng tôi cũng chưa tính đến việc cho lao động đi học lớp tập huấn về an toàn lao động”.

Lao động tại làng nghề rèn Tiến Lộc, Hậu Lộc chưa được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động.

Là một trong những chủ “vựa” lớn và có thâm niên trong lĩnh vực thu mua phế liệu, trung bình tại xưởng thu mua của anh Nguyễn Bá Thắng (xã Thiệu Vận, Thiệu Hóa)luôn thường trực 5 - 6 công nhân, hàng ngày họ có nhiệm vụ phân loại, sắp xếp các loại túi nilon, bao bì, nhựa, sắt, thép. Trong không gian chật hẹp chỉ vỏn vẹn 200m2, dưới cái nắng oi bức của mùa hè, những lao động tay trần, không một phương tiện bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay làm việc, tiếp xúc trực tiếp những nguồn độc hại, bốc mùi từ “núi” phế liệu kia.

Được biết, chủ cơ sở của anh Thắng không có cam kết về phòng chống cháy nổ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, lao động do mang tính thời vụ nên không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, không được tập huấn và thiếu kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động.

Buông lỏng trong công tác huấn luyện

Theo quy định, người sử dụng lao động phải được đào tạo an toàn lao động 2 ngày, nhưng trên thực tế rất ít đơn vị thực hiện. Có chăng, chất lượng huấn luyện mang tính đối phó, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác, một số chủ xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện theo hình thức huấn luyện ngắn ngày. Nội dung tập huấn chỉ tập trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực hành, sử dụng phương tiện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Điển hình là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến đá, công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động, phương tiện bảo hộ, chính sách, quyền lợi người lao động chưa được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Thống kê của Sở LĐ,TB&XH cho thấy, giai đoạn 2011 - 2016, toàn tỉnh xảy ra 177 vụ tai nạn lao động, làm 89 người chết, 222 người bị thương. Tính riêng 6/2017 xảy ra 11 vụ tai nạn lao động tại nơi sản xuất, 9 vụ tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động, làm 20 người bị nạn. Trong đó, 15 vụ tai nạn lao động chết người.

Trong đó, có thể khẳng định rằng nếu công tác huấn luyện an toàn lao động được làm một cách bài bản, gắn với thực tiễn, học viên được thực hành nhiều chắc chắn con số không lớn đến vậy. Dù rằng, trong quý II/2017, toàn tỉnh tổ chức tập huấn, huấn luyện về an toàn lao động cho 45 lớp/3.660 người, trong đó tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác an toàn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (lao động tự do) với số lượng mỗi lớp trên 50 người, tập trung tại làng nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc), lao động làm việc trong các lò vôi tại xã Đông Tân (TP Thanh Hóa) và huyện Vĩnh Lộc (đối tượng lao động làm việc trong các mỏ đá)...

Những con số đó cho thấy là vấn đề an toàn lao động hiện nay mới chỉ được quan tâm ở thủ tục, quy định, còn chất lượng huấn luyện... trái ngược hoàn toàn.

Trung Lê

Theo báo cáo từ Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2016, các cấp, ngành đã tổ chức 14 lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động cho 754 người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; 15 lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 792 người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tổ chức 323 lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tác hại bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở, doanh nghiệp, cho 25.520 lượt người lao động. Công tác tập huấn, huấn luyện tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh: 14.870 lượt người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; 6.191 lượt an toàn, vệ sinh viên; 207.387 lượt người được tập huấn, huấn luyện về an toàn lao động...)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]