(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ nổi danh là vùng đất của các vị anh hùng dân tộc, Thọ Xuân (Thanh Hóa) còn được biết đến bởi những sản vật tiến vua nức tiếng một thời.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Không chỉ nổi danh là vùng đất của các vị anh hùng dân tộc, Thọ Xuân (Thanh Hóa) còn được biết đến bởi những sản vật tiến vua nức tiếng một thời.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Là một trong những đặc sản nổi tiếng trên đất Thọ Xuân, bánh lá răng bừa Xuân Lập hấp dẫn bởi hương vị dân dã, mộc mạc. Đây cũng là món quà quê được nhiều thực khách yêu thích khi đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Theo tài liệu để lại, sau khi dẹp xong giặc Tống, đất nước thái bình, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, vua Lê Đại Hành lại đích thân xuống đồng cày ruộng để mở đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, động viên Nhân dân tích cực lao động sản xuất. Để tỏ lòng biết ơn, người dân nơi đây đã dành những hạt gạo ngon nhất làm nên một loại bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Lệ ấy được giữ cho mãi về sau, trong các lễ giỗ vua hàng năm, bánh răng bừa là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân Xuân Lập.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Một trong những món ngon nổi tiếng xưa kia dùng để tiến Vua đó là bánh gai Tứ Trụ. Làng Thịnh Mỹ hay còn được gọi là làng Mía, xã Thọ Diên từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh gai. Khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, những người dân làng Mía vẫn miệt mài giữ và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Không quá cầu kỳ về hình thức, bánh gai Tứ Trụ mộc mạc, giản dị bởi màu nâu của lớp lá chuối khô, “điệu đà” hơn bởi sợi lạt hồng buộc bên ngoài thân bánh nhưng hương vị làm nên bởi những sản vật của cỏ cây, đồng ruộng làng quê vẫn hấp dẫn biết bao thực khách xa gần. Sự hòa quyện từ vị dẻo mềm của gạo nếp, vị bùi thơm của nhân đậu xanh trộn lẫn những sợi dừa tươi, sự ngọt ngào đặc trưng của mật mía... bánh gai Tứ Trụ đích thực là một món ngon dễ ăn, dễ “nghiện”.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Nhắc đến Thọ Xuân, ta không thể không nhắc đến những quả bưởi Luận Văn chín đỏ. Giống bưởi Luận Văn gắn liền với khu di tích lịch sử Lam Kinh. Theo truyền thuyết, vào đầu thế kỉ XV, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã đóng quân tại đây và lấy tên làng Luận Văn đặt cho sản phẩm bưởi của làng. Theo người dân, xưa kia bưởi đỏ Luận Văn dùng để tiến vua, còn ngày nay được nhiều người dân tìm mua để thờ cúng trong mỗi dịp lễ Tết.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Với đặc trưng từ vỏ đến ruột của quả bưởi Luận Văn đều có màu đỏ rất đẹp. Ngoài ra, bưởi đỏ còn có mùi thơm đặc trưng, bởi vậy giống bưởi này được nhiều người ưa chuộng, được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng khi bày trong mâm quả đặc biệt là vào dịp Tết về. Bưởi tiến vua khi nhỏ cũng có vỏ màu xanh như các loại bưởi thông thường, đến khoảng tháng 10 - 11 âm lịch, bưởi tiếp tục có sự thay đổi về màu sắc. Toàn bộ quả bưởi từ vỏ đến tép bưởi đều chuyển sang màu đỏ gấc.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Đặc biệt, vào dịp Tết Cổ truyền, những quả bưởi được các “ông đồ” thổi hồn thành những bức thư pháp độc đáo làm hút lòng người. Giống bưởi quý này được xem như một biểu tượng của sự may mắn, tài lộc cho các gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Kẹo lạc Xuân Yên (nay là xã Phú Xuân) cũng là một trong những sản vật không thể thiếu khi nhắc đến Thọ Xuân. Đây là nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi đang được người dân gìn giữ và phát triển.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Để làm ra sản phẩm kẹo lạc, người làm nghề phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn nguyên liệu gồm lạc, mạch nha, đường, vừng.... Lạc, vừng sau khi rang chín sẽ được đưa ra sàng sảy và lựa bỏ những hạt hỏng. Vị ngọt của đường, giòn thơm của lạc, béo bùi của vừng quyện hòa cùng nhau trong mỗi chiếc kẹo nhỏ xinh, đặc biệt khi nhâm nhi cùng chén trà sẽ mang lại dư vị khó quên cho những ai từng thưởng thức. Đường kính và mạch nha sau khi nấu đến độ sánh vừa phải sẽ được trộn đều với lạc rang tạo thành hỗn hợp sền sệt đặc trưng riêng. Sau đó, sẽ được đổ ra khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ.

Những sản vật trên đất “Hai Vua”

Vùng đất “Hai Vua” còn được biết đến bởi món nem nướng. Thịt lợn dùng để làm nem phải là thịt vừa mới được giết mổ, còn tươi nguyên, nóng dẻo, sau khi thái xong, được uớp ngay rồi trộn đều với thính gạo hoặc thính ngô rang giã nhỏ. Gia vị của món nem thường có muối, tỏi, tiêu bắc và lá đinh lăng. Nem sau khi nướng có mùi của lá chuối, lá đinh lăng quyện mùi thịt nạc và thơm lừng của tiêu bắc. Một chiếc nem nướng chua nhẹ, nóng hổi, cay nồng của tỏi ớt là những trải nghiệm hấp dẫn khó quên khi thưởng thức món ăn này.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]