(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau nhiều năm bám trụ với mấy sào ruộng, lăn lội vào Nam ra Bắc làm mọi công việc để mưu sinh, ông Lê Quang Toan (thôn Ốc Thôn, xã Thăng Long, huyện Nông Cống) quyết định về quê lập nghiệp, ban đầu là nuôi chim cút, sau đó xây dựng mô hình trồng rau sạch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Sau nhiều năm bám trụ với mấy sào ruộng, lăn lội vào Nam ra Bắc làm mọi công việc để mưu sinh, ông Lê Quang Toan (thôn Ốc Thôn, xã Thăng Long, huyện Nông Cống) quyết định về quê lập nghiệp, ban đầu là nuôi chim cút, sau đó xây dựng mô hình trồng rau sạch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Sinh ra tại một miền quê nghèo của huyện Nông Cống, xét thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, năm 1995 ông Toan đã mạnh dạn vay vốn để xây dựng trang trại tổng hợp, kết họp trồng rau sạch. Những ngày đầu bắt tay vào làm kinh tế gặp không ít khó khăn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên doanh thu mang lại thấp.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Với kinh nghiệm có sẵn, cùng việc học hỏi, tìm tòi, tự nghiên cứu, ông tiến hành xây dựng trang trại nuôi chim cút theo cách mới - xây dựng mô hình chuồng trại chăn nuôi kiểu công nghiệp khép kín và hiện đại. Chuồng nuôi chim cút được làm từ kim loại và thiết kế thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích, có khoảng không gian vừa đủ, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Đến nay, trang trại của gia đình có khoảng 7.000 chim cút, trung bình mỗi ngày cho ra hơn 4.000 trứng, cùng với trứng chim cút và chim thịt, mỗi năm gia đình ông thu từ 50 – 70 triệu đồng.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Ông Toan chia sẻ, việc nuôi chim cút lấy trứng cho hiệu quả kinh tế cao do chi phí đầu tư thấp, tốn ít nhân công và kháng bệnh tốt. Muốn thành công trong chăn nuôi chim cút lấy trứng là phải lựa chọn con giống tốt, bảo đảm điều kiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, không để môi trường ẩm thấp.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Không bằng lòng với những gì hiện có, ông tiếp tục thuê đất của xã sản xuất theo phương pháp trồng rau sạch trong nhà màng, nhà lưới. Đối với nhà màng, nhà lưới có kinh phí đầu tư đắt hơn, khoảng hơn 1 tỷ, nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất theo hướng truyền thống.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Trên tổng diện tích 1.400 nhà màng, nhà lưới, ông Toan trồng các loại rau cải, rau bó xôi, xà lách, dưa chuột aiko, dưa chuột baby… bán hàng ngày, tùy theo mùa vụ và thời tiết mà lựa chọn trồng các loại rau cho phù hợp. Đối với rau sạch, trung bình mỗi tháng cho thu hoạch 1 lứa/tạ rau, riêng dưa cho thu hoạch 3 tháng/lứa/2 tấn. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu từ 300 - 400 triệu đồng.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Gia đình còn trồng thêm 5 sào ớt ngọt xuất khẩu, 2 sào dưa lê ngoài ruộng. Nhờ chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật nên cây ớt cho quả to, đều, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, nhất là đối với thị trường xuất khẩu.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Theo ông Toan, thời gian thu hoạch của cây ớt từ 3 - 4 tháng, cho thu nhập trên 60 triệu đồng/vụ. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Gương nông dân phát triển kinh tế tổng hợp

Điều đáng ghi nhận ở ông Lê Quang Toan là đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm. Ông luôn tìm tòi học hỏi, áp dụng những kiến thức đã học và nắm bắt nhu cầu của thị trường cùng điều kiện ở địa phương để lựa chọn những cây, con phù hợp vào trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài làm kinh tế giỏi, ông Toan luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]