(vhds.baothanhhoa.vn) - Hai cha con Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoàn, đều là bậc danh thần có những đóng góp to lớn cho triều đình Lê - Trịnh. Hiện đền thờ và phần mộ của hai ông đặt tại xã Nông Trường (Triệu Sơn).

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Hai cha con Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoàn, đều là bậc danh thần có những đóng góp to lớn cho triều đình Lê - Trịnh. Hiện đền thờ và phần mộ của hai ông đặt tại xã Nông Trường (Triệu Sơn).

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Nguyễn Hiệu sinh năm Giáp Dần (1674) đời Vua Lê Gia Tông, quê làng Lan Khê, huyện Nông Cống (nay là là làng Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn). Ông đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700) đời vua Lê Hy Tông lúc 27 tuổi. Năm 1702, ông vào làm việc ở phủ chúa rồi được thăng chức Nội tán. Năm 1706, ông giữ chức Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam. Năm 1709 được phong chức Đô cấp sự trung Bộ hình, rồi Hồng lô Tự khanh, Thiêm sai Bồi tụng, Tả tư giảng và Hình bộ Tả thị lang…

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Sự kiện đặc biệt ghi dấu ấn sự nghiệp quan trường của ông là dâng kế sách “Trị bình”, tức dâng kế trị nước, an dân, được chúa Trịnh khen ngợi. Sử sách chép: Năm Ất Mùi (Vĩnh Thịnh) năm thứ 11 (1715) “sai Nguyễn Hiệu làm Thiêm sai Bồi tụng. Nguyễn Hiệu hiến kế sách “trị bình” được chúa khen là người trung thành, hết mực tin yêu.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Là người ngay thẳng, chính trực, trong sự nghiệp làm quan của mình ông có công góp phần lựa chọn cho triều đình những vị quan có đức, có tài, đồng thời minh oan cho một số Tiến sĩ (ví dụ trường hợp Tiến sĩ Trần Đình Thu, bị nghi gian lận trong thi cử).

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Do có nhiều công lao đóng góp, trong lần ban ân của triều đình cho các văn võ cao cấp trong triều, Nguyễn Hiệu được ban tước hầu. Năm Canh Tuất (1730) do có công dạy dỗ mình, sau khi Trịnh Giang lên ngôi chúa đã thăng cho Nguyễn Hiệu chức Thượng thư Bộ binh, gia hàm Thiếu bảo. Năm 1732, ông làm Thiếu phó, Vinh phong Tá lý công thần, rồi Lại bộ Thượng thư, Thái phó…

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Năm 1734, triều đình chú ý việc khắc in sách, cuốn Ngũ kinh, khắc từ tháng Giêng đến tháng Ba hoàn thành. Một số cuốn như Tứ thư, Chủ sử, Thi lâm, Tự vựng đều giao cho Nguyễn Hiệu, Phạm Khiêm Ích chịu trách nhiệm khắc in để ban hành… Khi mất, ông được truy tặng làm Trung chính Khoan hậu Đại vương, Trung đẳng Phúc thần. Năm 2004, đền thờ Nguyễn Hiệu (phủ Đại vương) tại xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Tên ông được khắc trong bia tiến sỹ dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Con trai Nguyễn Hiệu là Nguyễn Hoàn (1713-1792) đỗ giải nguyên, hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Qúy Hợi (1743). ông từng giữ chức Nhập thị tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Tri Quốc tử giám, Tri Đông các, Tri Hàn lâm viện sự, tước Viện Quận Công… được chúa Trịnh Sâm kính trọng, tôn làm Quốc lão - một trong năm vị nguyên lão đại thần, được mời tham dự các cuộc họp triều đình.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Hoàn luôn là người theo sát với tư cách thầy dạy theo dõi học trò, năm Mậu Tý (1768) Nguyễn Hoàn dâng lên chúa Trịnh Sâm cuốn Tiềm long thực lục ghi chép tường tận mọi việc Trịnh Sâm làm trong thời gian còn là Thế tử để chúa ngẫm nghĩ mà tự sửa mình. Cuối năm đó, Nguyễn Hoàn lại dâng chúa cuốn Kim giám tập, cũng là loại sách kinh điển dạy cho người làm chính trị.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Giếng cổ trong đền thờ Nguyễn Hoàn.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Công lao dạy dỗ kèm cặp về học vấn và chính trị của ông được chúa Trịnh Sâm đánh giá cao, năm 1768 chúa Trịnh đã phong danh hiệu Quốc sư cho Nguyễn Hoàn. Năm 2007, Đền thờ Nguyễn Hoàn được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Trong những năm 1775 - 1777 ông hai lần được thay mặt vua, chúa đi tế Nam Giao, hai lần được chúa giao trông nom việc chính sự ở kinh thành khi chúa có việc phải đi kinh lý. (Trong ảnh: bia đá 4 mặt trong khu di tích đền thờ Nguyễn Hoàn).

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Ông có nhiều đóng góp trong việc biên soạn bộ Đại việt sử ký tục biên ghi chép các sự kiện cuối đời Lê và là người có công sưu tầm chỉnh lý bộ Đại Việt lịch triều đăng khoa lục.

Hai bậc công thần của triều đình nhà Lê - Trịnh

Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoàn có nhiều cống hiến đối với đất nước trong thế kỷ XVIII trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, là những vị quan tài năng, hết lòng tận tụy phục vụ đất nước, triều đình. (Trong ảnh là lăng mộ cha con công thần Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoàn).

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]