(vhds.baothanhhoa.vn) - Hàng nghìn công nhân, người lao động tự do, hộ nghèo và những hoàn cảnh khó khăn chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra khi sản xuất bị đình đốn, phải nghỉ việc hoặc giãn việc chưa biết đến bao giờ... Khó khăn, trăn trở đã vơi đi phần nào khi ngày 9/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết Số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một quyết sách vững lòng người yếu thế

Hàng nghìn công nhân, người lao động tự do, hộ nghèo và những hoàn cảnh khó khăn chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra khi sản xuất bị đình đốn, phải nghỉ việc hoặc giãn việc chưa biết đến bao giờ... Khó khăn, trăn trở đã vơi đi phần nào khi ngày 9/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết Số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Khi được tiếp nhận thông tin Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều công nhân, lao động bày tỏ vui mừng và cho rằng đây là hành động thiết thực giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt.

Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ cho người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 có quy mô khoảng 62.000 tỷ đồng. Ước tính sẽ có gần 20 triệu đối tượng chính sách và người lao động, chia làm 6 nhóm đối tượng, được thụ hưởng.

Cụ thể: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/ người/ tháng; hỗ trợ 250.000 đồng/ khẩu/ tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng hỗ trợ 500.000 đồng/ người/ tháng... Ngoài ra, Nghị quyết còn cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng dưới hình thức gián tiếp như gửi thư điện tử, fax... trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Gia đình anh Nguyễn Văn Dũng và chị Hồ Thị Hà là người lao động tự do ở TP Thanh Hóa. Anh Dũng thuê xe để chạy taxi, còn chị Hà dọn dẹp vệ sinh cho trung tâm tiếng Anh. Trước đây, thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng được gần 10 triệu đồng, đủ trang trải sinh hoạt cho 4 thành viên. Chị Hà cho biết: “Trung tâm tiếng Anh nghỉ từ Tết Nguyên đán Canh Tý nên tôi không có thu nhập. Còn chồng tôi đến nay cũng đã nghỉ chạy taxi. Khi nhận được thông báo sẽ được hỗ trợ của Chính phủ, gia đình tôi mừng rơi nước mắt”.

Đối với các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia thì niềm vui càng hiện rõ. Hiện nay, số hộ nghèo ở Thanh Hóa là 32.230 hộ; số hộ cận nghèo 102.092 hộ. Với các hộ gia đình này, nhận được hỗ trợ của Chính phủ do ảnh hưởng của Covid-19 giống như “phao cứu sinh”.

Bác Lê Trung Thành, là thương binh vui mừng khi biết về gói hỗ trợ của Chính phủ trước dịch Covid-19.

Bác Lê Trung Thành, sinh năm 1945, là thương binh loại 3 ở phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa, cho biết: Dù chưa nhận được thông báo chính thức từ địa phương về gói hỗ trợ của Chính phủ dành cho người “yếu thế” ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, bác Thành biết gia đình mình thuộc diện được hỗ trợ lần này. “Tôi rất cảm kích trước sự quan tâm kịp thời của Chính phủ đối với những người còn khó khăn. Việc hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh này không chỉ có giá trị về mặt vật chất, mà còn là sự động viên to lớn về mặt tinh thần tiếp thêm nghị lực để họ vươn lên sống tốt”.

Có thể thấy, đối tượng hỗ trợ của Chính phủ rất rộng, tập trung vào các đối tượng dễ bị tổn thương, hỗ trợ những lao động giảm sâu thu nhập, mất việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu nên việc cần lựa chọn đúng đối tượng là thực tế đang được đặt ra. Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Để lựa chọn đúng đối tượng là bài toán trong thực tiễn thực hiện, chính sách đúng nhưng thực tế đặt ra khâu thực hiện thực sự bài bản, khoa học, chặt chẽ thì chính sách mới phát huy tác dụng trong thực tế với từng nhóm đối tượng, đến đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, không bỏ sót, tránh tình trạng trục lợi chính sách”.

Làm nhanh gói hỗ trợ, không để người dân “đói cơm, lạt muối” là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 khiến đồng bào cả nước thấy ấm lòng. Bởi quyết sách phù hợp, kịp thời, có tính chất “một miếng khi đói bằng một gói khi no” là thông điệp rõ ràng của Chính phủ vì một xã hội đoàn kết, tương thân, tương ái, vì mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó còn là động lực để cả nước đồng lòng, chung sức vượt qua đại dịch Covid-19.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]