(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thanh Hóa hiện có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, trong đó có tới 60 đến 70% bị hư hỏng nặng chưa được đầu tư tu sửa, nâng cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phập phồng nỗi lo an toàn hồ đập

(VH&ĐS) Thanh Hóa hiện có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, trong đó có tới 60 đến 70% bị hư hỏng nặng chưa được đầu tư tu sửa, nâng cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.

Đến hẹn lại... lo!

Về với huyện miền núi Ngọc Lặc thời điểm trước mùa mưa lũ, ông Đỗ Ngọc Thịnh - Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết: Toàn huyện có 168 công trình hồ chứa nước, đập tràn thì chỉ có 30 công trình được đầu tư, vận hành ổn định; 5 đến 7 công trình làm xong hư hỏng không có nguồn vốn sửa chữa đang xuống cấp. Số còn lại là những công trình được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 80 đều đã xuống cấp…

Mục thị công trình Đường tràn Bai Căng, xã Ngọc Khê vừa mới đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011, dù công trình tiền tỉ này mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã xuống cấp trầm trọng.

Cụ thể, hệ thống ta luy của công trình đập tràn đã bị gãy vỡ; thân đập bị xoáy lở, hở “hàm ếch” ăn sâu vào công trình; những tấm bê tông ta luy không được gia cố sắt gãy vỡ nằm ngổn ngang; hàng trăm khối đất xung quanh thân đập bị sạt lở nghiêm trọng...

Trước thực trạng sạt lở, chính quyền xã Ngọc Khê đã phải di dời 2 hộ gia đình đi nơi khác; nhiều hộ dân khác vẫn đang từng ngày đối mặt với sạt lở gây mất đất, mất an toàn, thậm chí con đường dân sinh của gần 10 hộ dân thôn Ngọc Lan cũng đã bị “nuốt gọn”.

Đập tràn Bai Căng, xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc) xuống cấp, gây sạt lở đất nghiêm trọng.

Không chỉ riêng huyện miền núi Ngọc Lặc với nhiều công trình hồ đập đang trong tình trạng xuống cấp mà toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 610 hồ chứa, trong đó có tới 397 hồ chưa được sửa chữa, nâng cấp (93 hồ có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ); 1.023 đập dâng, có tới 710 đập chưa được đầu tư tu sửa, nâng cấp (98 đập do địa phương quản lý bị hư hỏng, chưa được tu sửa; 4 đập đang bị hư hỏng do công ty quản lý)... Đó là những số liệu đáng lo ngại do Chi cục thuỷ lợi - Sở NN&PTNT thống kê.

Và những giải pháp “tạm thời”

Nguyên nhân của thực trạng trên theo Chi cục thủy lợi lý giải: Hằng năm nguồn vốn cho sửa chữa, nâng cấp theo chương trình an toàn hồ chứa còn hạn chế, không được bố trí thường xuyên, kinh phí cấp bù thủy lợi phí chỉ đủ để thực hiện công tác quản lý, vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ, các hư hỏng lớn không có đủ kinh phí sửa chữa kịp thời, dẫn đến các công trình hồ đập bị xuống cấp mất an toàn.

Một nguyên nhân khác là hầu hết các hồ chứa được xây dựng đã lâu chủ yếu do người dân tự đắp, mặt cắt đập nhỏ, thấp, tràn là tràn đất và chưa được sửa chữa, nâng cấp dẫn đến không có hồ sơ thiết kế và quy trình quản lý mà chủ yếu vận hành theo kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình nhà cửa, lán trại trái phép trong hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi… còn diễn ra phổ biến do ý thức của bộ phận nhân dân, ảnh hưởng đến môi trường và an toàn công trình thuỷ lợi…

Về giải pháp đảm bảo an toàn công trình hồ đập trước mùa mưa lũ, theo ông Đỗ Ngọc Thịnh - Phó phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc thì phương án tối ưu khi không có nguồn vốn nâng cấp, tu sửa là những bó cọc tre, những bao bì cát, đá tập kết sẵn tại hồ đập, trước khi bão lũ đến thì dân quân, người dân tập trung gia cố để chống đỡ. Dĩ nhiên đây là phương án “truyền thống” tạm thời trước mỗi mùa mưa bão, khi kết thúc thì toàn bộ những nguyên vật liệu trên cũng “xuôi” theo dòng nước…

Bà Nguyễn Thị Anh Nga - Chi cục phó Chi cục Thủy lợi khẳng định: “Công tác kiểm tra, rà soát các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh đã và đang được chi cục thực hiện rốt ráo theo Công văn số 681/SNN&PTNT-TL của Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Riêng huyện Ngọc Lặc, chi cục đã thành lập đoàn công tác kiểm tra tất cả 158 công trình hồ đập do huyện quản lý, sắp tới sẽ có văn bản báo cáo cụ thể, lên phương án phòng, chống lụt, bão công trình, đảm bảo an ninh hồ đập”.

Cũng theo bà Nga, công tác đảm bảo an ninh hồ đập đang là vấn đề được các cấp ngành chức năng, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Hiện toàn tỉnh có 24 hồ chứa được thụ hưởng từ dự án WB8 (vốn vay Ngân hàng thế giới); 1 hồ tiềm năng Đồng Bể (huyện Như Thanh) đang triển khai; 23 hồ chứa khác vừa được UBND tỉnh phê duyệt danh mục thực hiện...

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]