(vhds.baothanhhoa.vn) - Với diện tích mới, diện mạo mới, đường NTM là hình ảnh được cảm nhận đầu tiên, rõ nhất. Hình ảnh đẹp về con đường NTM lại bắt đầu từ câu chuyện hiến đất, mở đường của người dân. PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Dương Văn Giang, Phó chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh và ông Lý Văn Thích, Trưởng Phòng Quản lý giao thông, Sở Giao thông - Vận tải.

Nông thôn mới và câu chuyện hiến đất, mở đường: Đường đã rộng, thênh thang ta bước

Với diện tích mới, diện mạo mới, đường NTM là hình ảnh được cảm nhận đầu tiên, rõ nhất. Hình ảnh đẹp về con đường NTM lại bắt đầu từ câu chuyện hiến đất, mở đường của người dân. PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Dương Văn Giang, Phó chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh và ông Lý Văn Thích, Trưởng Phòng Quản lý giao thông, Sở Giao thông - Vận tải.

Bà Nguyễn Thị Phương: Hiến đất không phải mất đất

Nông thôn mới và câu chuyện hiến đất, mở đường: Đường đã rộng, thênh thang ta bước

- Hiến đất - mở đường, hay đó còn là câu chuyện về sự đồng thuận của người dân. Để có được sự đồng thuận này là cuộc hành trình của dân vận khéo, của tinh thần, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là vai trò của MTTQ. Dấu ấn sau 13 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó câu chuyện hiến đất, mở đường nói riêng thực sự đã rất thành công, thưa bà?

- Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, phong trào hiến đất mở đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, được mọi tầng lớp Nhân dân đồng tình ủng hộ.

MTTQ các cấp đã vận động người dân hàng năm hiến hàng chục ha đất để mở rộng đường giao thông nông thôn, cải tạo cảnh quan, đóng góp hàng triệu ngày công, trên 65.394 tỷ đồng cho xây dựng NTM làm đường, bê tông kiên cố hóa giao thông nội đồng...Tính riêng trong hai năm (2021-2022) MTTQ các cấp trong tỉnh đã vận động Nhân dân tự nguyện hiến 21,9 ha đất, đóng góp trên 271.000 ngày công tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi.

Để người dân tham gia hiến đất, mở đường, ngoài những cách thức tuyên truyền lâu nay đang triển khai như thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống phát thanh cơ sở… MTTQ còn thông qua sinh hoạt khu dân cư, thông qua hội nghị ban công tác mặt trận, để tuyên truyền cho người dân hiểu và đồng thuận. Đặc biệt, MTTQ có đội ngũ ủy viên ủy ban là những người có uy tín ở cơ sở, các chức sắc, chức việc, các cá nhân tiêu biểu, già làng, trưởng bản có tiếng nói trong cộng đồng dân cư. Chính họ sẽ phát huy vai trò nêu gương để phong trào hiến đất, mở đường thuận lợi và hiệu quả hơn.

Chuyện hiến đất làm đường tất cả đều phải xuất phát từ trách nhiệm cộng đồng. Hiến đất không phải mất đất mà làm đẹp cho chính gia đình mình, cho xã hội và để con cháu mai sau luôn nhắc nhớ tới những đóng góp của các thế hệ đi trước. Đường giao thông nông thôn là một trong những hình ảnh để cảm nhận đầu tiên, rõ nhất. Thời gian tiếp theo, MTTQ các cấp sẽ tiếp tục động viên, hướng dẫn, giải thích, nắm tình hình tư tưởng của Nhân dân để kịp thời phản ánh, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của những người có uy tín trong khu dân cư, dòng họ vận động những hộ gia đình chưa đồng thuận để các hộ gia đình hiểu rõ lợi ích mang lại sau khi hiến đất, mở rộng đường giao thông.

Ông Dương Văn Giang: Lực lượng đông đảo nhất vẫn là người dân, nguồn lực lớn nhất vẫn là sức dân

Nông thôn mới và câu chuyện hiến đất, mở đường: Đường đã rộng, thênh thang ta bước

- Tiêu chí giao thông, một tiêu chí rất cần nhiều nguồn lực. Cần nhiều nguồn lực thì chắc chắn để thực hiện tiêu chí đấy không đơn giản. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Trong cơ cấu của nguồn lực NTM, có Nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ, đóng góp của dân. Đúng là một tiêu chí cần nhiều nguồn lực như thế, rõ ràng không đơn giản. Vì vậy phải huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ dân, vì giao thông nông thôn gắn chặt với địa bàn khu dân cư, ngoài hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu dân đóng góp. Đối với tiêu chí giao thông, để làm được phải hội tụ rất nhiều nguồn lực và phương pháp cách làm phải phân định trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, phân định trách nhiệm ở từng cấp đường để làm sao huy động được người dân tham gia. Lực lượng đông đảo nhất vẫn là người dân, nguồn lực lớn nhất vẫn là sức dân. Vì vậy phải tuyên truyền cho dân hiểu, thông, đồng thuận và chuyển hóa thành trách nhiệm tự giác của mỗi người dân, không so đo, tính toán.

Ông Lý Văn Thích: Từng bước giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị

Nông thôn mới và câu chuyện hiến đất, mở đường: Đường đã rộng, thênh thang ta bước

- Sở Giao thông - Vận tải được giao phụ trách tiêu chí giao thông trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Đánh giá của ông về trước và sau khi thực hiện tiêu chí này tại các địa phương?

- Hệ thống giao thông trên địa bàn các địa phương trước đây vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chiều rộng mặt đường chưa bảo đảm chất lượng, nhất là đường xã, đường thôn, đường ngõ xóm được xây dựng đã lâu, không có rãnh thoát nước, có nơi nền đường đã sụt lún, mặt đường đã xuống cấp, chiều rộng mặt đường hẹp đi lại khó khăn.

Những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lịch sử để lại, việc quy hoạch sử dụng đất những năm trước đây dự báo chưa tốt, thiếu tầm nhìn; việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa quan tâm đến quỹ đất, mốc giới, chỉ giới dành cho giao thông, nhất là đất giao thông trong các địa bàn dân cư...

Để phát triển mạng lưới giao thông khu vực nông thôn, từ năm 2005 đến nay HĐND tỉnh đã ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hàng năm hỗ trợ kinh phí cho các xã đang xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh khoảng 110 tỷ đồng. Năm 2022, hỗ trợ kinh phí cho 13 huyện, thị xã có xã chưa đạt chuẩn NTM. Nguồn kinh phí đối ứng của địa phương và Nhân dân đóng góp khoảng 121 tỷ đồng; đã xây dựng kiên cố hóa 54,1 km đường xã, 70,5 km đường thôn; mở rộng 75 km đường mòn; 12 công trình cống thoát nước, 6,3 km rãnh thoát nước... Tuyến đường giao thông trong thôn, xã được mở rộng, cảnh quan được trang trí, hệ thống đèn điện chiếu sáng công cộng, hệ thống camera được lắp đặt, trồng cây xanh bóng mát...

Quá trình đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, theo hướng bền vững và đồng bộ với sự phát triển các loại kết cấu hạ tầng khác, từng bước giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

Vi An (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]