(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 150 đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Vì thế nhu cầu xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ngày càng tăng, đồng nghĩa với những hiểm nguy rình rập khi sử dụng ‘mặt hàng’ đặc biệt này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý vật liệu nổ công nghiệp: Còn đó nỗi lo

(VH&ĐS) Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 150 đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Vì thế nhu cầu xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ngày càng tăng, đồng nghĩa với những hiểm nguy rình rập khi sử dụng ‘mặt hàng’ đặc biệt này.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, Sở Công thương đã cấp lại giấy phép cho 67 hồ sơ đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các đơn vị được Bộ Công thương và Bộ Quốc phòng cấp phép 13 hồ sơ.

Thời gian qua, trên 100 hộ dân thuộc ba thôn Vĩnh Ngọc, thôn Sơn và thôn Đông, thuộc xã Đông Lĩnh (TP.TH) có phản ánh việc Tổng Công ty Giao thông I Thanh Hóa, mà chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT đường tránh Thanh Hóa đã dùng chất nổ thi công công trình, không thông báo cho dân (trừ 6 hộ). Gây ảnh hưởng, hư hỏng, nứt nhà của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thoan, thôn Vĩnh Ngọc (xã Đông Lĩnh), cho biết: “Hơn nửa tháng nay, gia đình tôi chưa hết bàng hoàng vì vụ nổ, nhà lại gần công trường, lúc vụ nổ xảy ra, chúng tôi không hề hay biết, ngay cả trưởng thôn cũng không được thông báo sắp nổ mìn, mở đường”.

Trao đổi với lãnh đạo xã Đông Lĩnh, được biết, sự việc công ty nổ mìn, không thông báo chính quyền địa phương, việc nứt nhà dân là có. Trước đó, công ty có thông báo về ngày giờ nổ mìn, nhưng chưa được chính quyền địa phương chấp thuận, tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ thi công công trình, đại diện công ty vẫn cố tình cho nổ. Sự việc lên đỉnh điểm khi người dân gửi đơn khiếu nại lên chính quyền.

Ông Hoàng Huy Chung, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Ngay khi sự việc xảy ra, chúng tôi có mời đại diện công ty lên làm việc, sau đó tổ chức hội nghị mời hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng để phổ biến, tuyên truyền, giao trách nhiệm cho chủ đầu tư và đơn vị thi công, đồng thời tìm cách giải quyết những khúc mắc, bức xúc của bà con”.

Xã Đông Quang (Đông Sơn) hiện tồn tại 2 mỏ đá (Khánh Thành, Trần Hoàn), theo lời Chủ tịch UBND xã, trước đây, gần 20 hộ dân tại thôn 2 Quang Vinh, sống xung quanh khu vực mỏ đá có bức xúc vì tình trạng ô nhiễm, nứt nhà do mỏ đá nổ mìn, xe chở đá đi lại nhiều. Đến nay, sự việc đã giải quyết ổn thỏa.

Được đưa vào hoạt động từ năm 2015, đến nay mỏ đá Tiến Thịnh (xã Hoàng Sơn, Nông Cống), với diện tích trên 3,6 ha, trữ lượng mỏ trên 1.000.000 m3, cùng hơn 10 công nhân đang làm việc ngày đêm, luôn chấp hành nội quy, quy định pháp luật về quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.

Theo tìm hiểu, mỏ đá sử dụng trên 7 tấn thuốc nổ/năm, trung bình 500 kg thuốc nổ/tháng, ngày nổ 2 lần trừ khi trời nắng ráo, với lượng thuốc nổ 60kg. Trao đổi với chủ mỏ, được biết khu vực kho chứa thuốc nổ được bảo đảm đúng theo quy trình, bao gồm hệ thống sàn chống ầm, bình chữa cháy, cát, bể nước... Lực lượng canh gác kho chứa thuốc nổ có hai người, nhưng do lao động thời vụ nên không được đóng bảo hiểm, không đưa tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về phòng chống cháy nổ, không được trang cấp công cụ hỗ trợ, bảo vệ.

Hiện nay, vẫn còn nhiều cơ sở khai thác khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa, vùng có địa bàn hiểm trở được cấp phép dẫn đến hoạt động nhỏ lẻ, thời vụ, làm nảy sinh những bất cập, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý, khả năng mất an toàn cao. Trong khi đó, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật (bồi dưỡng hiện vật, trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân...).

Thực tế, một số vụ việc liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thời gian qua, cho thấy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân như ô nhiễm tiếng ồn, nhà cửa nứt vỡ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cao.

Báo cáo từ Sở LĐ,TB&XH, từ 2011 - 2016, các cấp, ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại 899 doanh nghiệp (có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ). Thống kê cho thấy, toàn tỉnh xảy ra 177 vụ tai nạn lao động, làm 89 người chết, 222 người bị thương... chủ yếu trong lĩnh vực khai thác đá, xây dựng, xây lắp, điện.

Thiết nghĩ, để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động, đảm bảo an ninh trật tự, các cơ quan ban ngành, đoàn thể liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những sai phạm về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trình độ, chuyên môn cho đội ngũ lao động có liên quan trực tiếp sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp như bảo vệ, thủ kho, thợ mìn...

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]