Siết chặt thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là kỳ thi đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho học sinh theo chương trình cũ. Trong bối cảnh đặc biệt này, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên áp dụng song song hai chương trình giáo dục – Chương trình 2018 và Chương trình 2006 – với khoảng 25.000 thí sinh thuộc diện học theo chương trình cũ. Việc chuyển đổi chương trình giáo dục, kết hợp với quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, đã tác động không nhỏ đến công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi, đặc biệt là trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Phát biểu tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra trước kỳ thi sáng ngày 27/5, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Một trong những nguyên tắc, phương châm trong tổ chức công việc (điều mà chúng tôi rút ra qua thực tiễn) là khâu chuẩn bị là yếu tố quan trọng nhất. Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa và chủ động dự phòng mọi tình huống, thì công việc sẽ diễn ra một cách tối ưu như kỳ vọng”.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh yêu cầu siết chặt công tác thanh tra, kiểm tra để bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra nghiêm túc, an toàn - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, công tác kiểm tra và thanh tra kỳ thi năm nay sẽ được triển khai xuyên suốt cả ba giai đoạn: Trước kỳ thi, trong khi diễn ra kỳ thi và sau kỳ thi. Ngoài các đợt thanh tra theo kế hoạch, sẽ có những cuộc thanh tra đột xuất, đặc biệt trong trường hợp có phản ánh, kiến nghị từ dư luận xã hội. Đây là bước quan trọng nhằm chủ động phát hiện, phòng ngừa rủi ro và xử lý kịp thời những tình huống có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ thi.
Đáng chú ý, Công điện số 58 ngày 8/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo Thanh tra tỉnh xây dựng phương án kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Trước đây, việc này là trách nhiệm của UBND tỉnh, mà trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, năm nay, công tác thanh tra, kiểm tra đòi hỏi sự chủ động phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng tại địa phương và Bộ GD&ĐT".
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan như Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để sớm ban hành các công điện và văn bản chỉ đạo phục vụ kỳ thi. Đặc biệt, các phương án tổ chức thi, quy chế và hướng dẫn nghiệp vụ đã được ban hành từ rất sớm – ngay từ tháng 12/2024, tức sớm hơn khoảng 4 tháng so với thông lệ – nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng bộ.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay trong công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi là việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cảnh báo: “Nếu chúng ta không kiểm tra kỹ lưỡng, chẳng hạn như để thí sinh mang điện thoại vào phòng thi – trong đó có thể chứa tài liệu hoặc được kết nối với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – thì đây là một nguy cơ tiềm ẩn mà trước đây chúng ta chưa phải đối mặt nhiều”.
Chính vì vậy, công tác rà soát, kiểm tra trước kỳ thi cần được nâng cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở khâu kỹ thuật mà còn bao gồm cả việc đánh giá tâm lý thí sinh, kiểm tra kỹ lưỡng các khu vực như nhà vệ sinh và phát hiện các thiết bị thu phát được ngụy trang, giấu kín. Mỗi cán bộ làm nhiệm vụ coi thi, thanh tra cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, không để một sơ suất nhỏ ảnh hưởng đến toàn bộ kỳ thi.
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, công tác kiểm tra, thanh tra là những “lá chắn” quan trọng để bảo vệ sự công bằng và minh bạch của một kỳ thi quốc gia - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác tập huấn: “Tập huấn để chúng ta có thông tin, có kiến thức, có kỹ năng, có nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra. Và mục tiêu cao nhất là không để xảy ra bất kỳ sự cố nào”. Ông yêu cầu các hoạt động tập huấn phải đi vào chiều sâu, tránh hình thức, và phải gắn với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.
Đáng chú ý, trong chỉ đạo năm nay của Thủ tướng Chính phủ, có hai nội dung “tăng cường” được xác định là then chốt: Thứ nhất, tăng cường tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi; thứ hai, tăng cường ý thức tự giác và tinh thần nghiêm túc chấp hành quy chế thi của thí sinh. Đây là điểm mới so với các năm trước và cần được quán triệt đầy đủ đến từng cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều thay đổi và thách thức, song cũng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, yếu tố then chốt quyết định thành công của kỳ thi lần này chính là sự chủ động và kỹ lưỡng trong công tác kiểm tra, thanh tra – những “lá chắn” quan trọng nhằm bảo vệ tính công bằng, minh bạch và nghiêm túc của một kỳ thi quốc gia.
Theo VGP
{name} - {time}
-
2025-05-28 16:12:00
Đợt không khí lạnh hiếm gặp cuối tháng Năm ở Bắc Bộ kéo dài đến bao giờ?
-
2025-05-28 15:42:00
Mạo danh giải chạy Petrolimex để lừa đảo
-
2025-05-27 14:00:00
Ươm mầm xanh cho mùa quả ngọt
Để công tác giảm nghèo thực chất và bền vững
Điểm nóng 27/5: Dùng kim tiêm đâm 5 học sinh và quay lại clip “thỏa mãn” thú vui cá nhân
Ngành du lịch trở thành mục tiêu hàng đầu của đối tượng lừa đảo trong năm 2024
[REVIEW OCOP] Sọt cói Tân Thọ: Hồn quê trong dáng hình hiện đại
Bản tin Tài chính 27/5: Người “đu đỉnh” vàng miếng SJC đang lỗ nặng
Dự báo thời tiết 27/5: Miền Bắc chuẩn bị đón đợt mưa diện rộng
Việt Nam và Pháp ký Ý định thư tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ
Chính phủ sắp ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách xã
Ba loại trái cây Việt Nam vào Top 10 trái cây Đông Nam Á dành cho du khách