Chiến tích vang dội ở sân chơi châu lục đã mang đến cho các cầu thủ nhiều thứ. Trong đó, đáng kể nhất là sự tung hô và chuỗi ngày sống trong cảm giác lâng lâng của người hùng. Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng đến lúc phải dừng lại và phía trước của những chàng trai vàng trẻ tuổi là cả chân trời khó đoán định. Câu hỏi đặt ra là: Sau ánh hào quang, họ cần phải làm gì?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sau hào quang phải là bản lĩnh

Chiến tích vang dội ở sân chơi châu lục đã mang đến cho các cầu thủ nhiều thứ. Trong đó, đáng kể nhất là sự tung hô và chuỗi ngày sống trong cảm giác lâng lâng của người hùng. Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng đến lúc phải dừng lại và phía trước của những chàng trai vàng trẻ tuổi là cả chân trời khó đoán định. Câu hỏi đặt ra là: Sau ánh hào quang, họ cần phải làm gì?

Phía trước những “người hùng” còn là cả chân trời khó đoán định. (Ảnh: VFF)

Nhớ lời dặn thầy Park

Không phủ nhận, các cầu thủ U23 Việt Nam đang sống trong những tháng ngày đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ và nghề nghiệp. Chiến tích tại Trung Quốc cho phép họ tận hưởng hạnh phúc bất tận khi lòng mến mộ của toàn thể người dân Việt Nam đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, họ vẫn cần nhanh chóng trở lại thực tại vì chặng đường phía trước chắc chắn không phải là hoa hồng.

HLV Park Hang Seo - trong bất cứ cuộc trả lời phỏng vấn nào - cũng nhấn mạnh đến việc tu chí của các học trò. Chiến lược gia có đến 40 năm kinh nghiệm sân cỏ đủ hiểu sự cám dỗ của hào quang lớn đến đâu và chỉ cần tự cho mình thả lỏng, các cầu thủ sẽ không còn là chính mình.

Nhắc lại lời dặn của HLV Park Hang Seo để hiểu rõ thêm một điều, tình cảm bất tận của NHM sẽ trở thành đòi hỏi và áp lực với tất cả các cầu thủ U23 Việt Nam. Từ nay “cuộc sống sẽ khác” vì họ phải nỗ lực hơn nữa chứ không thể từ đó mà đi ngang hoặc đi xuống.

Nghỉ ngơi, tĩnh tâm

Cuộc hành trình vinh quang nhưng căng thẳng hơn 2 tháng khiến các cầu thủ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Cộng thêm các cuộc đón tiếp kéo dài có thể tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về sự hồi phục. Điều cần nhất thời điểm này là họ phải tạo cho mình không gian nghỉ ngơi làm sao cho thoải mái nhất. Chỉ có nghỉ ngơi tốt mới mang lại những suy nghĩ tích cực và tái tạo năng lượng mới trong cơ thể.

Vài ngày trước, Quang Hải, Xuân Trường, Phan Văn Đức và phần lớn các cầu thủ đã thổ lộ, họ mong được ăn bữa cơm mẹ nấu. Đấy chính là nhu cầu chính đáng và thiết thực với họ thời điểm này. Vì sau mỗi thử thách, người thân và gia đình luôn là nơi “trở về” quan trọng nhất.

Trong thời gian nghỉ ngơi, các cầu thủ cũng cần “review” lại chiến dịch U23 châu Á, tự rút kinh nghiệm bản thân và quên càng nhanh càng tốt những hào quang cũng như sự tung hô. Họ cần tĩnh tâm để hiểu rõ hơn thông điệp từ thầy Park: “Thua trận chung kết tức là chúng ta chưa trọn vẹn và niềm vui cũng không thể 100%. Hơn nữa, cái đích phấn đấu không thể dừng lại tại đây”.

Hạn chế những cuộc vui

Trong tư thế của người hùng, các cầu thủ U23 Việt Nam là “nhu cầu gặp gỡ” của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Cú hích vừa rồi càng khiến họ lung linh hơn trong mắt NHM. Với những gì đã thể hiện, các cầu thủ U23 Việt Nam xứng đáng để đón nhận tình cảm và sự ngưỡng mộ lớn lao từ nhiều phía. Dù vậy, trong nhiều trường hợp , sự tung hô cũng chính là cạm bẫy và người ta rất dễ mất kiểm soát trong những cạm bẫy ngọt ngào đó.

Thế nên, để tìm được sự cân bằng và tiếp tục phấn đấu cho nghề nghiệp còn rất dài phía trước, các cầu thủ cần một thứ, gọi là “bản lĩnh” để từ chối những cuộc vui. Đây là việc không đơn giản chút nào nhưng thực sự cần thiết, nhất là khi các cầu thủ đang ở trên “đỉnh cao”.

Tìm cho mình một “người đồng hành” tốt

Hơn 10 năm trước, khi Tony Kroos được coi là tài năng trẻ triển vọng của CLB Bayern Munich, anh đã nhận được nhiều lời tư vấn hữu ích của những người thầy. Chủ tịch Uli Hoeness là người tích cực nhất trong việc này và ông đã cử hẳn một chuyên gia tâm lý đến ở cùng phòng Tony Kroos suốt 2 năm. Theo đó, tài năng trẻ người Đức hiếm khi được phép tham gia bất cứ chương trình gì liên quan đến cộng đồng. Các hợp đồng quảng cáo của Hùm xám trên các mặt trận cũng không có mặt Kroos và anh chỉ được đóng vai một cầu thủ đúng nghĩa trên sân bóng.

Khi Kroos tỏa sáng trong màu áo Bayern và ĐT Đức cho đến tận bây giờ là Real Madrid, anh vẫn giữ thói quen sống khép kín, thượng tôn nghề nghiệp. Hiếm khi người ta thấy Kroos tiệc tùng, hay tham dự sự kiện đám đông. Anh trầm tĩnh và chấp nhận sống như một người bình thường. Mọi hoạt động để nổi bật chỉ được Kroos thể hiện trên sân bóng. Cách bảo vệ tài năng của Bayern Munich nói riêng, bóng đá Đức nói chung lý giải vì sao họ luôn đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi tài. Bản thân cầu thủ Đức cũng thường xuyên có tuổi thọ nghề nghiệp ở mức lý tưởng so với các quốc gia khác.

Các cầu thủ U23 trong chừng mực nào đó cũng giống Tony Kroos năm nào. Chỉ khác là bóng đá Việt Nam chưa thể so sánh với bóng đá Đức nên để trông chờ vào “ai đó” nghĩ đến mình là khó. Dẫu vậy, họ vẫn có thể tìm riêng cho mình một “người đồng hành” đáng tin cậy, ít nhất là để chia sẻ và cân bằng trạng thái. Điều này vô cùng cần thiết khi tuổi trẻ thường khó kiểm soát được cảm xúc cũng như hành động.

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]