(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong cái “nóng hầm hập” mùa tuyển sinh năm nay, dư luận cả nước đã “sục sôi” trước câu chuyện diễn ra ở xứ Nghệ: một thí sinh được điểm tối đa môn Vật lý (10) nhưng lại bị điểm 0 môn Toán - sự kiện có thể nói là “xưa nay hiếm” với ngành giáo dục nước nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

V.League mùa tuyển sinh: Chuyện “điểm 10 môn Lý, điểm 0 môn Toán” ở V.League

(VH&ĐS) Trong cái “nóng hầm hập” mùa tuyển sinh năm nay, dư luận cả nước đã “sục sôi” trước câu chuyện diễn ra ở xứ Nghệ: một thí sinh được điểm tối đa môn Vật lý (10) nhưng lại bị điểm 0 môn Toán - sự kiện có thể nói là “xưa nay hiếm” với ngành giáo dục nước nhà.

Thông tin bất ngờ là em học sinh này học rất kém và điểm 10 môn Lý kia có sự giúp đỡ rất đắc lực của… thần may mắn. Với đề thi các môn tự nhiên, do áp dụng hình thức thi trắc nghiệm nên thí sinh đã chọn giải pháp… khoanh bừa đáp án. Sự lựa chọn hoàn toàn cảm tính này đã đưa đến cái kết nằm ngoài tưởng tượng: đạt điểm 10 tối đa. Cách làm bài ấy tiếp tục được thí sinh thực hiện khi thi môn Hóa học và cũng đem đến cái kết “không tưởng”: 8/10 điểm.

Nói cho công bằng thì trong cuộc sống, ở những tình huống nhất định, nhiều người trong số chúng ta cũng từng “chọn bừa”, hy vọng “may hơn khôn” song không phải ai cũng được “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” nếu không muốn nói là phải trả những cái giá cực đắt. Đơn cử như câu chuyện ngoại binh - chủ đề “nói mãi không hết” ở sân cỏ quốc nội.

Trong số những “ông Tây” chinh chiến 5 năm đầu ở sân chơi V.League, Kesley Alves là một trong những cái tên để lại những ấn tượng mạnh. Đến từ quê hương của vũ điệu Samba, Kesley Alves gia nhập B.Bình Dương năm 2005 và ngay trong mùa giải đầu tiên đã đoạt danh hiệu Vua phá lưới với 21 bàn thắng. Một năm sau thì làng cầu nước nhà biết đến Almeida. 2 mùa giải khoác áo “đội bóng sông Hàn” (2006 và 2007) cũng là 2 lần tiền đạo da màu này được vinh danh “cầu thủ xuất sắc nhất” cùng danh hiệu Vua phá lưới V.League 2006, 2007.

Cầu thủ ngoại thi đấu ở Việt Nam (ảnh minh họa).

Trong thành công của những cầu thủ ngoại, không thể không nhắc đến Samson Kayode (nay là Hoàng Vũ Samson, đang thi đấu cho Hà Nội T&T), Timothy Anjembe, Leandro (người được khán giả Hải Phòng yêu mến gọi là “King Lean”), Gaston Merlo (đang thi đấu cho SHB. Đà Nẵng) và đặc biệt là Kiatisuk (Hoàng Anh Gia Lai)… Họ là những cầu thủ có ảnh hưởng lớn đến lối chơi, danh tiếng của 1 CLB, thậm chí 1 giải đấu và từng giành nhiều danh hiệu, giải thưởng cả tập thể lẫn cá nhân.

Thực trạng các cầu thủ ngoại dễ dàng thống trị V.League khiến các nhà tuyển trạch ở xứ ta định hình suy nghĩ: “hàng ngoại” luôn tốt hơn “hàng nội”, “săn” ngoại binh là điều kiện cốt tử để một CLB có thể thăng - trụ hạng hoặc hiện thực hóa tham vọng xưng vương.

Ở phương diện khác, cảm nhận được việc “kiếm tiền” ở V.League tương đối dễ so với nhiều giải đấu trong khu vực, lượng ngoại binh cũng đổ xô đến ngày càng nhiều và giữa “một rừng ông Tây” xếp hàng xin đầu quân, các HLV ở ta đã lúng túng thật sự. Nhiều người đã không thể phân biệt đâu là “hàng xịn” (đáp án đúng), đâu là… “hàng lởm” (đáp án sai). Biết rằng vài ba buổi thử việc không thể là thước đo chính xác nhưng trong bối cảnh thời gian hạn hẹp (như ngày khai mạc cận kề hoặc các “phiên chợ người” gần đến hồi đóng cửa), một số ông bầu, HLV của ta đành chọn giải pháp… “chọn đại” vài ba gương mặt, vội vã đăng ký với Ban tổ chức để rồi phải ngậm những trái bồ hòn.

Bi kịch mang tên “ngoại binh” biểu hiện thật đa dạng: nào ký hợp đồng xong xuôi mới biết trước sự thật là các “ông Tây” đang “có vấn đề” về sức khỏe - như Evaldo Goncalves (CLB Long An mùa giải 2014), Denilson (Hải Phòng, mùa bóng 2009), Slobodan Dincic (CLB Thanh Hóa, V.League 2014) hay trường hợp Mitja Morec ở đội bóng phố núi Pleiku (năm 2015)…; nào đã sắp xếp cho ra sân mới biết người mình mua đang thụ án “cấm thi đấu toàn cầu” (trường hợp Pape Omar của CLB Bóng đá Thanh Hóa vài năm trước)...

Ở phương diện khác, việc “ký bừa hợp đồng” còn do sự dễ dãi của chính giới “quần đùi áo số”. Học vấn không cao, nhận thức còn hạn chế nên không ít cầu thủ trẻ ở ta lâm vào cảnh “bút sa gà chết”. Sân cỏ nước nhà từng xôn xao trước điều khoản ràng buộc khá “kỳ lạ” ở một đội bóng nọ: sau khi kết thúc hợp đồng (3 năm) phải ký tiếp một ràng buộc khác với thời hạn tương đương. Cầu thủ dẫu “ngờ ngợ” thấy điều bất thường nhưng không có nhiều sự lựa chọn, lại thấy sắp có một khoản tiền kha khá nên… “tặc lưỡi” ký bừa.

Đã không có “điểm 10 môn Lý” cho các trường hợp “ký bừa”, “ký ẩu” nói trên. Chuyện ông bầu, HLV, cầu thủ “khoanh đại đáp án” thường đưa đến những kết cục cay đắng: hoặc cầu thủ ấm ức chịu thiệt thòi hoặc ông bầu chấp nhận “nuôi báo cô” “thương bệnh binh” một thời gian trước khi “tống khứ” ra đường cho… rảnh nợ!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]