(vhds.baothanhhoa.vn) - Được khởi dựng dưới thời Vua Tự Đức và tu sửa thời Vua Khải Định, đình làng Phong Mục (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc) mang dấu ấn văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Di tích đang có nhiều dấu hiệu xuống cấp, rất cần được bảo vệ, trùng tu.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Được khởi dựng dưới thời Vua Tự Đức và tu sửa thời Vua Khải Định, đình làng Phong Mục (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc) mang dấu ấn văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Di tích đang có nhiều dấu hiệu xuống cấp, rất cần được bảo vệ, trùng tu.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Khởi dựng dưới thời Vua Tự Đức, đến nay đình Phong Mục có nhiều dấu hiệu xuống cấp.

Làng Phong Mục xã Triệu Lộc ở vào vị thế sơn thủy hữu tình, bởi vậy mà cha ông xưa đã đến đây quần cư từ rất sớm. Và lịch sử làng Phong Mục vẫn kể lại: từ thời Lý, cư dân các dòng họ “Lê Bá; Vũ Văn…” là những lớp người đầu tiên có công khai khẩn vùng đất này. Trong đó, ông Vũ Văn Chi, người tỉnh Nam Định vẫn được nhắc đến như người đầu tiên “khai hoang lập làng” ở Phong Mục. Chính vì vậy, ông được các thế hệ người dân Phong Mục về sau khắc ghi công ơn.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Đình Phong Mục là nơi thờ thành hoàng làng Vũ Văn Chi - người có công khai hoang lập làng.

Đến thời Nguyễn, dưới triều Vua Tự Đức (năm 1853), Nhân dân làng Phong Mục đã cùng nhau đóng góp kinh phí dựng nên ngôi đình làng khang trang, vững chãi. Nhớ ơn tiền nhân, người dân Phong Mục đã tôn ông Vũ Văn Chi làm thành hoàng làng, thờ phụng tại đình. Vào thời Vua Khải Định (năm 1922), đình Phong Mục được trùng tu, sửa chữa lần đầu.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Những mảng chạm khắc đơn giản mà mềm mại bên trong đình Phong Mục.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, ngoài việc hội họp thì đình Phong Mục còn được sử dụng làm kho chứa thóc của làng, xã nên mặt trước của đình bị xây kín, mở một số cửa ra vào. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến diện mạo ban đầu của di tích. May mắn, kiến trúc gỗ bên trong đến nay vẫn được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn.

Đình Phong Mục là một di tích với kiến trúc hài hòa, trong đó tòa Đại đình là công trình trung tâm di tích với kết cấu cột gỗ (cột cái - cột quân) vững chắc, kết hợp các vì kèo gỗ lim đăng đối.

Di tích nổi bật bởi các mảng chạm khắc gỗ mềm mại, kỹ thuật tinh xảo, bố cục hài hòa, hợp lý của đôi bàn tay tài hoa người nghệ nhân xưa với nhiều hoa văn, linh vật, như mặt hổ phù (mắt lồi, trán dô, mũi to, miệng ngậm chữ “Thọ”); nghê; rồng hóa lá; phượng… phản ánh cuộc sống quần tụ, vui tươi cùng khát vọng ấm êm, no đủ.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Biểu tượng hổ phù được chạm khắc tinh xảo.

Hàng trăm năm qua, hàng năm tại di tích đình Phong Mục diễn ra 2 kì lễ lớn: Lễ Kỳ yên - cầu an (15 tháng Giêng) và lễ rước bóng (rước kiệu) từ đình làng ra Đền Mẫu Hàn Sơn (tháng 6 âm lịch), tạo nên nét đẹp văn hóa tâm linh của Nhân dân địa phương.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Những kết cấu gỗ trong Di tích đang chịu ảnh hưởng bởi thời gian.

Với đầy đủ giá trị vốn có, năm 2010 đình Phong Mục đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Nhiều cột gỗ tại đình Phong Mục bị mối, mọt.

Tuy nhiên, trải qua thời gian gần 200 năm, Di tích có nhiều dấu hiệu xuống cấp, cột gỗ, các vì kèo bị mối, mọt, mái bị dột…

Đình Phong Mục xuống cấp nghiêm trọng

Việc chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức khiến di tích không chỉ xuống cấp bên trong mà còn “nhếch nhác” khi nhìn từ bên ngoài.

Đặc biệt, việc quan tâm, chăm sóc di tích của chính quyền và Nhân dân địa phương chưa thực sự đúng mức khiến cho bên trong di tích ẩm ướt, bên ngoài cỏ mọc... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn cả “sức bền” của di tích.

Ông Vũ Văn Hưng, Trưởng thôn Phong Mục đề nghị: “Di tích đình Phong Mục hiện tại có nhiều dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ di tích thì rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của các cấp, ngành để trung tu, tôn tạo”.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]