(vhds.baothanhhoa.vn) - Nền kinh tế chia sẻ là một cụm từ nói rất nhiều tại các diễn đàn kinh tế khu vực, toàn cầu. Nó cũng là một vấn đề mà hầu như các nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Căn nguyên và những tác động từ nền kinh tế này. Xu hướng dịch chuyển lao động sẽ ra sao và các phản ứng chính sách thế nào đến từ các nhà cầm quyền. Đó đều là vấn đề được Arun Sundarajan đặt ra từ sự phân tích đầy thuyết phục của mình trong cuốn “Nền kinh tế chia sẻ - sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông”.

Nền kinh tế chia sẻ thay vì băn khoăn hãy ủng hộ

Nền kinh tế chia sẻ là một cụm từ nói rất nhiều tại các diễn đàn kinh tế khu vực, toàn cầu. Nó cũng là một vấn đề mà hầu như các nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Căn nguyên và những tác động từ nền kinh tế này. Xu hướng dịch chuyển lao động sẽ ra sao và các phản ứng chính sách thế nào đến từ các nhà cầm quyền. Đó đều là vấn đề được Arun Sundarajan đặt ra từ sự phân tích đầy thuyết phục của mình trong cuốn “Nền kinh tế chia sẻ - sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông”.

Nền kinh tế chia sẻ thay vì băn khoăn hãy ủng hộ

Arun Sundarajan là một giáo sư về nền kinh tế chia sẻ đến từ Đại học của Mỹ. Sách được viết từ năm 2015, và mãi đến năm 2018 tôi mới tiếp cận được cuốn sách. Và giờ thì cách hơn 8 năm sau, tôi mới có dịp tìm hiểu sâu về nội dung, về cái gọi là nền kinh tế chia sẻ.

Đúng như giáo sư Arun đã nói: Cuốn sách đi giữa lằn ranh của tính thực tiễn và dự báo. Tương lai không bao giờ được an bài bởi những điều căn bản về kinh tế. Tôi thì cho rằng; dẫu với một bộ óc chưa có kiến thức nhiều về kinh tế như bản thân tôi vẫn luôn thấu hiểu: tìm hiểu về kinh tế và thích ứng với nó luôn là hành động cần thiết với một bộ óc khôn ngoan, thức thời.

Nếu chương 1 là sự pha trộn giữa kinh tế và xã hội trong nền kinh tế chia sẻ; chương 2 là những hiểu biết về tương lai qua lăng kính công nghệ; chương 3 là câu chuyện của thị trường, giao dịch thì chương 4 là những thông tin mới về kích hoạt số. Các chương sau còn lại tập trung thể hiện sự tác động lên xã hội, kinh tế, giao thức giữa người với người và nhất là “hình dáng của tương lai việc làm”. Nếu những ai yêu thích tìm hiểu xu hướng dịch chuyển lao động và các phản ứng của chính sách thì cần lắng lại ở các chương 3, 7, 8.

Có lẽ riêng ở địa hạt kinh tế chia sẻ, không ai thông thái và tinh ranh hơn Arun khi đặt ra một loạt câu hỏi: kinh tế thương mại hay kinh tế cho nhận? Tác động kinh tế toàn cầu hay địa phương? Nắm bắt giá trị tập trung hay phi tập trung? Việc làm bị hủy hoại hay tạo ra? Xã hội cô lập hay kết nối? Và chính tác giả đã trả lời bằng cái kết thú vị thế này: “Như bạn hiện có thể nhận ra, câu trả lời cho từng câu hỏi trên trong nền kinh tế chia sẻ chính là “ủng hộ”".

Nói như vậy để thấy rằng, bức tranh hay phương thức vận hành của nền kinh tế ở một quốc gia nào cũng đều phụ thuộc phần lớn vào tư duy và định hướng vận hành nền kinh tế từ thể chế, mục tiêu và khát vọng của quốc gia ấy. Các xu hướng có thể mỗi quốc gia là khác nhau, có thể đan xen, hỗn hợp, hoặc giả có thể nổi trội theo từng lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy. Tuy nhiên, điều quan trọng dù sớm hay muộn thì nền kinh tế chia sẻ với những tác động không thể đảo ngược vẫn cứ diễn ra. Và khôn ngoan nhất vẫn là “Ủng hộ”.

Thuật ngữ kinh tế chia sẻ theo thông tin từ tác giả đã xuất hiện từ khoảng năm 2010. Kinh tế chia sẻ về bản chất chính là một hệ thống kinh tế với 5 đặc điểm: dựa chủ yếu vào thị trường, cho phép xuất hiện những dịch vụ mới, vốn có ảnh hưởng lớn, các mạng lưới dựa trên đám đông thay vì các định chế tập quyền hay hệ thống các thang bậc. Đây cũng là nơi ẩn chứa những đường ranh mờ nhạt giữa cá nhân và chuyên nghiệp, giữa việc làm toàn thời gian và lao động theo mùa vụ.

Rõ ràng nền kinh tế đang trải qua một chuyển dịch lớn, cũng ngang như cuộc cách mạng công nghiệp. Câu hỏi đúng nhất được tác giả đặt ra là: liệu thay đổi rốt cuộc có tạo ra một thế giới việc làm tốt hơn? Và chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy mọi thứ theo hướng đúng? Khung tầm nhìn đã được tác giả chỉ ra gồm các thuộc tính: độc lập, di động, phổ quát và hỗ trợ sáng tạo. Những điều vừa giản dị vừa trực quan này sẽ góp phần dẫn lối mở trong việc kiến thiết chính sách hiện thực hóa tầm nhìn trong tương lai khi mà nền kinh tế chia sẻ tác động rõ rệt tới thị trường lao động việc làm.

Một bộ khung được Arun Sundarajan chỉ ra với một mục đích giúp tất cả chúng ta hiểu sâu sắc hơn, dự cảm tốt hơn về thế giới đầy phức tạp và biến đổi quá nhanh chóng này. “Cuộc hành trình thực sự khám phá không phải là tìm kiếm những cảnh quan mới mà là có một đôi mắt mới”. (Marcel Proust).

Sự phức tạp của thế giới hay bức tranh đầy nét vẽ, pha trộn nhiều trường phái trong nền kinh tế chia sẻ thực ra sẽ không hỗn mang như chúng ta tưởng tượng. Xin nhắc lại, bản chất của thế giới này không chỉ là kinh tế. Hiểu kinh tế cũng chỉ là phương tiện, phương thức để chúng ta hiểu về chính chúng ta và hợp tác sống tốt hơn mà thôi!

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]