(vhds.baothanhhoa.vn) - Trả phí mua sự chú ý” là cuốn sách của Faris Yakob - một thế hệ chuyên gia du mục. Cuốn sách được viết với phong cách hài hước, thú vị, truyền đi thông điệp cần đổi thay của quảng cáo sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số.

Trả phí mua sự chú ý - truyền thông và quảng cáo trong nền kinh tế chú ý

Trả phí mua sự chú ý” là cuốn sách của Faris Yakob - một thế hệ chuyên gia du mục. Cuốn sách được viết với phong cách hài hước, thú vị, truyền đi thông điệp cần đổi thay của quảng cáo sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số.

Trả phí mua sự chú ý - truyền thông và quảng cáo trong nền kinh tế chú ý

Cuốn sách này chứa đầy những điều thông thái mà các bạn sẽ được nghe đi nghe lại trong phòng họp của các công ty quảng cáo nhiều năm tới đây. Một tổng biên tập có tiếng ở nước ngoài đã nói vậy. Còn với chúng ta thì sao?

Đây có phải là cuốn sách nhất định phải đọc đối với bất kỳ ai đang trăn trở về mối quan hệ luôn thay đổi giữa các phương tiện truyền thông và người tiêu dùng trong một thế giới bị kỹ thuật số biến đổi hay không?

Ở một thế giới mà truyền thông mạng xã hội đang len lỏi đến từng người, xóa nhòa ranh giới quốc gia, dân tộc; ở một thế giới mà phương tiện và kỹ thuật số đang chi phối rất nhiều đến cách tiếp thị nội dung và cách truyền đạt nội dung... thì đúng là cần phải trả phí mới mua sự chú ý của công chúng.

Từ quảng cáo có nguồn gốc từ tiếng Latin là advetere, có nghĩa là thu hút sự chú ý vào cái gì đó (theo nghĩa đen là hướng về). Tất cả các công ty trả tiền mua sự chú ý của bạn và họ hy vọng bạn đang thực sự chú ý. Theo khảo sát của tác giả cuốn sách thì việc trả phí này là hơn 140 tỷ đô la ở riêng Mỹ và hơn 400 tỷ đô la trên toàn cầu.

Cũng theo tác giả, tất cả chúng ta đang dịch chuyển rất nhanh trong một môi trường phương tiện truyền thông từ sự khan hiếm sang dư thừa; công nghệ thì từ quỹ tích của trí tuệ theo làn sóng của cá nhân có chuyên môn cao đến tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Và nền kinh tế chú ý đã xuất hiện, đó là khi con người sử dụng thời gian cá nhân của mình để thu hút sự chú ý của những người khác. Chốt lại, các nhà quảng cáo đang trả tiền để mua sự chú ý sẽ ít được sự chú ý hơn.

Bạn biết không, rối loạn thiếu chú ý (ADD - Attention Deficit Disorder) đang là mối quan ngại nổi bật nhất thời đại chúng ta, với số ca mắc tăng 66% từ năm 2000.

Để giải bài toán này, theo sự phân tích của tác giả, hãy tuân thủ theo nguyên tắc vàng: Hãy đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử. Sự chú ý là một quyền năng. Vậy nó là cái gì?

Nếu sự chú ý là nước thì việc của bạn là phải tạo ra các kênh để chuyển hướng nó, hy vọng nước chảy đúng đường... Chúng ta cần phải nhớ rằng, tâm lý được ước tính là kéo dài 3 giây, một khoảng chú ý 3 giây sẽ được không được coi là bình thường, do vậy chúng ta phải có khả năng xâu những khoảnh khắc tâm lý này thành những chuỗi liền kề.

Theo tác giả, suy đến cùng thì tương lai của ngành quảng cáo phụ thuộc vào việc hiểu được câu trả lời tưởng chừng đơn giản cho câu hỏi: Chúng ta đang kinh doanh cái gì? Mua sự chú ý không còn là đủ nữa, chẳng ai có đủ tiền để nói át đi phần còn lại của nền văn hóa.

Quảng cáo thực sự theo tác giả sẽ không thể chết được. Có chết chăng thì chính là thứ quy trình chỉ có đất dụng võ trong quảng cáo truyền thống. Thế giới này đang quá phức tạp nên thứ quy trình ấy khó có thể giải quyết mọi vấn đề.

“Nếu hoạch định chiến lược có thể định hướng và dẫn dắt cuộc chuyển đổi đó, nếu lĩnh vực kinh doanh của các công ty giúp các thương hiệu tăng trưởng có lãi, nếu họ có thể giúp các thương hiệu hành xử theo những cách thức mới, nếu họ sở hữu tầm nhìn khoáng hoạt mà các khách hàng công ty cần - thì tương lai của quảng cáo rất xán lạn”. “Chí ít là đối với những người chịu chú ý”.

Tác giả Faris Yakob đã kết thúc cuốn sách vừa hài hước, vừa trí tuệ của mình bằng 17 khuyến nghị. Tất nhiên, tôi sẽ không nói cụ thể ở đây. Phần thưởng này phải dành cho những người tìm đọc cuốn sách trực tiếp. Tuy nhiên, đáng nói là khuyến nghị “Phải vui. Nghiêm túc đấy. Nếu một việc không vui, thì nó chẳng bổ béo gì đâu”.

Đúng là truyền thông và quảng cáo là một dạng sản phẩm của sự sáng tạo. Bạn phải biết mình bán gì, đến ai và sản phẩm sẽ được chào đón trong tâm trí và hành vi của người tiêu dùng thế nào. Nếu công nghệ là tấm toan, thì nội dung và tư tưởng là lớp màu và sự phóng bút của người nghệ sĩ. Hút sự chú ý của người người vào sản phẩm, vào công ty, đơn vị của mình trong một nền kinh tế chú ý và sự bình đẳng về thông tin, tất nhiên phải mất phí... Phí ở đây chưa hẳn chỉ là tiền, bạn nhé!

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]