(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Dựa vào tiến độ và khả năng phấn đấu của các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2015, Hoằng Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt chuẩn huyện NTM.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng NTM ở Hoằng Hóa: Khó ở các xã bãi ngang

(VH&ĐS) Dựa vào tiến độ và khả năng phấn đấu của các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2015, Hoằng Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt chuẩn huyện NTM.

Tuy nhiên, so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều tiêu chí nâng cao, trong khi địa phương có đến 6 xã bãi ngang, ven biển và nhiều xã mới chỉ đạt từ 10 - 11 tiêu chí. Vì vậy, trở thành huyện NTM vào năm 2020 đối với Hoằng Hóa là chuyện không dễ.

Thực trạng các xã bãi ngang

Hoằng Hóa có đến 6 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển. Cơ sở hạ tầng cũng như đời sống người dân ở các xã này vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng NTM. Theo lãnh đạo các xã: Hoằng Phụ, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Tiến thì các địa phương này hiện đã đạt từ 10 - 11 tiêu chí, (riêng Hoằng Tiến được 15 tiêu chí). Những tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, liên quan đến đảm bảo cơ sở hạ tầng, hộ nghèo, thu nhập và vệ sinh môi trường.

Được biết, để nâng mức thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo cùng với chính sách của huyện, tỉnh về phát triển sản xuất, các địa phương ngoài tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng đưa các giống, cây con có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao còn áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất không thuận lợi nên những nỗ lực chưa làm thay đổi nhiều đời sống người dân. Hiện mức thu nhập của người dân Hoằng Phụ, Hoằng Thanh dao động từ 16 - 18 triệu đồng/người/năm và số hộ nghèo trên dưới 20%.

Đời sống người dân 6 xã vùng bãi ngang còn nhiều khó khăn, việc huy động thêm nguồn lực của dân để nâng cấp, xây mới công trình đảm bảo tiêu chí là rất khó. Mặc dù được hưởng chính sách xã bãi ngang, được tỉnh, huyện hỗ trợ xi măng và chính sách kích cầu của xã với các mức 70/30; 50/50... nhưng cơ sở hạ tầng thuộc các tiêu chí giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục các xã vùng bãi ngang chưa đượcđảm bảo. Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường đang là vấn đề nan giải. Ngoài ô nhiễm môi trường do chăn nuôi theo hình thức gia trại, lượng rác thải sinh hoạt được thải ra mỗi ngày từ 2 - 4 tấn được người dân đổ ra đường là chủ yếu.

Nỗ lực vượt khó

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song lãnh đạo 6 xã vùng bãi ngang đều đặt ra quyết tâm phấn đấu về đích NTM trong năm 2020, riêng Hoằng Tiến phấn đấu về đích trong năm 2019.

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập và giảm hộ nghèo, chính quyền các địa phương đang tập trung chuyển giao tiến bộ KH-KT, hỗ trợ giống, con nuôi cho bà con, đưa nghề và tăng cường xuất khẩu lao động. Đảm bảo tiêu chí về giáo dục, chính quyền xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh và Hoằng Trường đang cố gắng dành nguồn ngân sách nhất định. Đồng thời mong muốn Nhà nước hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới một số hạng mục công trình như nhà hiệu bộ, phòng đa năng, phòng học vừa đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc dạy và học đồng thời, để các bậc học được công nhận trường chuẩn trong các năm từ 2017 - 2018.

Rác thải được vứt bừa bãi ngay trước cổng xóm văn hóa mới thôn Đại Long, xã Hoằng Thanh.

Riêng Hoằng Phụ, trạm y tế hiện xuống cấp nghiêm trọng, địa phương này đang phấn đấu đến năm 2018 sẽ đầu tư xây mớitrạmy tế để trạm này được công nhận chuẩn năm 2019. Đạt tiêu chí thủy lợi, Hoằng Phụ đang hy vọng gần 100 ha đất canh tác khó khăn về nguồn nước sẽ được chuyển mục đích sử dụng, khi đó số kilômet kênh mương giảm còn 1/3.Khả năng hoàn hành tiêu chí về thủy lợi trong nay mai sẽ trong tầm tay...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa Nguyễn Đình Tuy: Hoằng Hóa sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình, tập trung chỉ đạo những xã chưa đạt chuẩn, trong đó quan tâm những xã còn nhiều tiêu chí chưa đạt để tạo động lực giúp các xã sớm về đích NTM. Riêng các xã bãi ngang, ven biển, để nâng thu nhập, giảm hộ nghèo các địa phương phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, phát triển nghề, đi làm công ty... Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ngoài chính sách dành cho các xã bãi ngang, ven biển, huyện cũng sẽ quan tâm đặc biệt, nhưng các địa phương phải nỗ lực hết mình.

Việc nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt dự kiến cuối năm 2016, hoặc đầu năm 2017 đi vào hoạt động sẽ khắc phục tình trạng rác vứt bừa bãi. Trong lúc chờ đợi, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền cho người dân có ý thức trong việc thu gom, xử lý rác thải đúng nơi quy định. Khắc phục tình trạng nhà văn hóa thôn không có đất để quy hoạch sân chơi thể thao, các xã không nhất thiết phải quy hoạch sân chơi thể thao ngay cạnh nhà văn hóa mà tìm ở vị trí khác. Hiện Hoằng Thanh chưa có công sở mà đang phải nhờ Trung tâm điều phối quản lýthiên tai huyện Hoằng Hóa do Chính phủ Hoa Kỳ xây tặng. Trong khi chờ đợi kinh phí và tìm mặt bằng, xã tạm thời mượn trụ sở này... Những giải pháp đưa ra cùng sự nỗ lực của xã và huyện, tin rằng năm 2020, các xã khó khăn nhất của huyện Hoằng Hóa đều về đích NTM, để mục tiêu Hoằng Hóa đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020 trở thành hiện thực.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]