(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mới đây, tiền đạo người Nghệ An - Lê Công Vinh đã được lãnh đạo Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá TP Hồ Chí Minh - tân binh V.League 2017 mời về nắm giữ vị trí Chủ tịch. Đây thực sự là chuyển động rất đáng lưu tâm, khiến người hâm mộ không thể không suy nghĩ về cái gọi là “thuật dụng nhân” của các ông bầu sân cỏ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ tịch hay “Running Man” trên băng ghế điều hành?

(VH&ĐS) Mới đây, tiền đạo người Nghệ An - Lê Công Vinh đã được lãnh đạo Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá TP Hồ Chí Minh - tân binh V.League 2017 mời về nắm giữ vị trí Chủ tịch. Đây thực sự là chuyển động rất đáng lưu tâm, khiến người hâm mộ không thể không suy nghĩ về cái gọi là “thuật dụng nhân” của các ông bầu sân cỏ.

Để có cái nhìn toàn diện về sự kiện Vinh “Nghệ” tham gia công tác điều hành, cần nhắc lại những chuyển động cách đây 3 năm, liên quan đến CLB Arsenal (nước Anh) và chàng sinh viên quê Hải Dương tên Vũ Xuân Tiến.

Xét về đẳng cấp, Arsenal không thể sánh với Barcelona, Real Madrid (Tây Ban Nha); Chelsea, Manchester United (Anh); Bayern Munich (Đức). Thậm chí, thương hiệu của “pháo thủ” còn thua kém cả những đội bóng thuộc loại mới nổi như Manchester City (Anh), Paris Saint Germain (Pháp)... Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, Arsenal đã nổi lên như một hiện tượng của truyền thông Việt Nam cũng như quốc tế. Thành công ấy có sự đóng góp rất lớn từ cú “áp phe thương hiệu” của huấn luyện viên trưởng CLB - Arsène Wenger. Vị chiến lược gia có học vị Thạc sỹ kinh tế đã nhanh chóng nhìn thấy ở Vũ Xuân Tiến - người chạy theo chiếc xe chở đội suốt 5 km - vai trò một “hạt giống thương hiệu” giữa rừng người tiền hô hậu ủng đội nhà.

Nhìn nhận một cách khách quan thì suốt quãng đường 5 km, Vũ Xuân Tiến chỉ bộc lộ “sở trưởng” duy nhất là... chạy bộ, mà là vừa chạy vừa hò hét chứ không phải những bước chạy chuyên nghiệp của VĐV điền kinh. Song, Arsène Wenger chỉ cần có thế và “Running Man” (người đàn ông chạy bộ - biệt danh mà giới truyền thông gán cho Vũ Xuân Tiến) đã giúp Arsenal bứt phá ngoạn mục về thương hiệu.

Sau sự kiện ấy, hơn một doanh nghiệp tư nhân đã “đánh tiếng” mời Vũ Xuân Tiến về làm... Phó Giám đốc Điều hành với mức lương lên tới cả trăm triệu đồng. Dĩ nhiên là ai cũng “đọc được vị” rằng, doanh nghiệp nọ không hề “ngờ nghệch” tới mức bung két chiêu mộ một sinh viên chưa tốt nghiệp đại học mà lời đề nghị tưởng chừng điên rồ kia thực chất chỉ là chiêu trò quảng bá của một công ty chưa khẳng định được tên tuổi trên thương trường.

2 tháng ngồi ghế quyền Chủ tịch CLB TP.HCM, cựu danh thủ Lê Công Vinh đã đem đến nhiều tín hiệu lạc quan cho đội bóng Sài thành.

Trở lại câu chuyện của Công Vinh, không khó để nhận thấy, giữa Vinh “Nghệ” và “Running Man” có tới vài ba điểm tương đồng.

Trước hết, cả hai đều nổi tiếng bởi khả năng... chạy. Một kẻ chạy theo xe chở CLB Arsenal, một người có hơn thập kỷ chạy và sút trên sân cỏ.

Bên cạnh đó còn là năng lực điều hành trong một công ty - gần như chỉ ở vạch xuất phát. Thời điểm các doanh nghiệp “bắn tín hiệu” mời Vũ Xuân Tiến về đầu quân, “Running Man” vẫn là một sinh viên đúng nghĩa, kinh nghiệm thực tế chẳng có gì (số 0 tròn trĩnh). Tương tự như vậy, dù đang sở hữu tấm bằng Cử nhân Luật hệ Tại chức song sẽ không có gì quá lời khi nói: Chủ tịch CLB Thành phố Hồ Chí Minh Lê Công Vinh vẫn đang phải học việc.

Thời còn giữ cương vị Chủ tịch đội bóng bên bờ sông Mã, ông bầu Nguyễn Văn Đệ từng phát ngôn “để đời”: Điều hành một doanh nghiệp vài nghìn công nhân còn dễ hơn quản lý vài chục cầu thủ. Vậy nên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao lãnh đạo đội bóng đá TP Hồ Chí Minh lại chọn một cầu thủ vừa tuyên bố “treo giày”, chưa từng tham gia công tác điều hành, quản trị làm Chủ tịch CLB?

Có thể nói, dẫu đã tuyên bố chia tay sân cỏ thì Vinh “Nghệ” vẫn còn lực ảnh hưởng nhất định đối với một làng bóng. Hơn một thập kỷ khoác áo đội tuyển cùng không ít danh hiệu cá nhân đã đưa Công Vinh lên hàng “ngôi sao”, đồng thời sở hữu một lượng người hâm mộ khổng lồ. Đây thực sự là “mỏ vàng tiềm năng” nếu ai đó biết cách khai thác.

Vậy thì việc CLB Tp Hồ Chí Minh dành cho Lê Công Vinh vị trí danh giá trên băng ghế quản lý phải chăng cũng chỉ đơn thuần là động tác đánh bóng thương hiệu (giống như một số công ty từng đánh tiếng mời Vũ Xuân Tiến về điều hành), mượn tên tuổi, “số má” của một trong những tiền đạo nổi tiếng nhất làng bóng nước nhà để thu hút sự chú ý từ người hâm mộ ở nơi họ vừa giành quyền lên chơi giải chuyên nghiệp vô địch quốc gia? Còn về năng lực tham gia quản lý, điều hành một đội bóng, chắc chắn Vinh còn phải học hỏi nhiều, nếu không muốn nói chưa có gì để chứng tỏ hay thi thố tài năng!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]