(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong khi thế giới người ta phân loại rác, tái chế nguồn thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, giảm lượng công nhân vệ sinh môi trường, thì ở nước mình những người như ông còn vô vàn.

Đổ lúc nào mà chả được!

Trong khi thế giới người ta phân loại rác, tái chế nguồn thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, giảm lượng công nhân vệ sinh môi trường, thì ở nước mình những người như ông còn vô vàn.

Đổ lúc nào mà chả được!

Bỏ rác vào thùng (Tranh biếm họa của Trần Văn Thọ).

- Keng keng rồi kìa, ông ngồi ngoài đổ rác hộ tôi với.

- Ui trời, rác thì đổ lúc nào mà chả được.

- Hôm qua ông cũng xem tivi mà, cái phóng sự gì mà có thùng rác nhưng ai cũng đổ tòe loe ra ngoài. Ông vừa uống rượu vừa nói “thiếu ý thức”, đó.

- Thôi bà ăn đi. Hôm nay bà có bị sao không mà cằn nhằn từ chiều tới giờ?

Bữa cơm bao giờ cũng có ông, bà và đứa cháu đang học cấp 3. Hôm nay nó xin phép đi sinh nhật nhỏ bạn gái. Từ khi chiều bà rủ ông: Nay ăn sớm, tối tôi với ông sang thăm bà Nụ nhé. Bà ấy ốm lâu mà chưa qua được.

Chiều chiều, ông thích ra đầu làng làm vài ván cờ. Vừa chơi, vừa nắm thêm thông tin. Mỗi người mười ý, rộn hết cả ràng lên. Ấy thế nhưng mà vui. Còn bà thì túi bụi hết nấu nướng lại dọn dẹp. Nhiều việc quá nên thường lẩm nhẩm: Ông cháu này chỉ có xả rác là tài thôi. Chả là ông thích nhặt nhạnh đồ đạc về rồi sửa chữa. Trong nhà dùi đục mắm cáy gì cũng có, ông tự làm hết. Thế nên khi làm căn nhà này, cái gian cũ ông nhất quyết để lại “làm kho chứa đồ”. Từ đó, cái gì kiếm về, ông nhét hết vào đó. Còn bà nào có bỏ ông tự do bày biện được, vài ba hôm chui vào gian cũ đó sắp đặt lại, nên dễ cáu. “Người ta ích kỉ theo kiểu “miễn nhà mình sạch sẽ, ngoài đường bẩn thỉu như thế nào cũng mặc kệ”, đằng này ông chỗ nào cũng bẩn”.

- Ông ấy à, chỉ biết nói người khác mà không xem lại ý thức của mình đi. Ông bẩn từ trong nhà ra ngoài ngõ. Người ta đổ rác có giờ thì ông thích lúc nào xả lúc đó. Bấy lâu nay, trong trường học, trên báo đài vẫn thường xuyên kêu gọi “phường phường văn hóa, làng làng văn hóa, nhà nhà văn hóa”, “không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định”; nhưng nhiều người như ông, nhận thức kém, vẫn tuỳ tiện xả rác bừa bãi nên người quét trước, kẻ xả sau là thế.

- Thôi, bà ăn đi. Bà là hay quan trọng hóa mọi thứ nên dễ quy chụp. Rác vẫn ở đó, tôi gom vào cái túi, buộc lại, để ra đường là xong chứ gì?

- Còn nữa, ông chưa đổ rác thì cứ để trong sân vườn nhà mình thôi. Đằng này, ông lại mang để phía trước cửa nhà bà Chanh. Ngày nào bà ấy chẳng chửi đổng tiên sư cái đứa để rác sang nhà bà như chửi thằng ăn trộm gà ấy. Từ mai ông ít lượn thôi, ở nhà mà nghe.

- Tôi là tôi để ở cái cây cột điện, không để nhà bà ấy. Vớ vẩn, mấy mụ đàn bà.

- Ông là tấm gương để thằng cháu ông học theo đó. Lớn tướng rồi mà ăn xong cái gì vứt luôn cái đấy ra. Nói lại còn bảo, bà mà ở với bọn bạn cháu thì không chịu được đâu. Hút xong điếu thuốc, vứt toẹt đầu mẩu xuống đất. Ông cháu ông không chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định, mà còn phải dọn cả “rác” trong ý thức mỗi người.

- Ô cái bà này, hôm nay ăn nói triết lý quá. Người khác làm được thì mình cũng làm theo có sao đâu?

- Ông cứ nghĩ tôi nông dân chân đất mắt toét là không hiểu chuyện, không biết nói năng nên mới có suy nghĩ đó đúng không? Ông có hiểu tại sao nước mình cứ nghèo mãi không? Trong khi thế giới người ta phân loại rác, tái chế nguồn thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, giảm lượng công nhân vệ sinh môi trường, thì ở nước mình những người như ông còn vô vàn.

- Bà có để cho tôi ăn không? Cứ đến bữa ăn là cằn nhằn.

- Thôi, ông ăn nhanh để tôi còn dọn dẹp. Từ mai trở đi, hai ông cháu còn vứt rác bừa bãi là tôi cho nhịn ăn luôn.

CHI ANH


CHI ANH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]