(vhds.baothanhhoa.vn) - Cần nhìn nhận thực tế, trao đổi thẳng thắn để không còn những đứa trẻ ra đời cùng câu nói “ngoài ý muốn”. Là lần thứ 16 phát động chiến dịch toàn cầu, Ngày Tránh thai Thế giới năm 2023 truyền tải thông điệp “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn”.

Ngày tránh thai thế giới (26-9): Con ngoài ý muốn hay sự thiếu hiểu biết của cha mẹ?

Cần nhìn nhận thực tế, trao đổi thẳng thắn để không còn những đứa trẻ ra đời cùng câu nói “ngoài ý muốn”. Là lần thứ 16 phát động chiến dịch toàn cầu, Ngày Tránh thai Thế giới năm 2023 truyền tải thông điệp “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn”.

Ngày tránh thai thế giới (26-9): Con ngoài ý muốn hay sự thiếu hiểu biết của cha mẹ?

(Ảnh minh họa).

24 tuổi, em gái tôi vừa bị gia đình người bố hụt của đứa con trong bụng hủy hôn. Lý do không gì khác vì cô bé không giữ được cái thai. Bố tôi cắn chặt miệng, không buông lời trách cứ cô con gái dại dột, mẹ tôi cố nuốt những giọt nước mắt, tiễn gia đình thông gia hụt ra về.

Đây là lần thứ hai một sinh linh bé nhỏ rời bỏ gia đình tôi, vì sự vô tâm của người lớn, đâu đó là sự vô trách nhiệm của những người trực tiếp đưa đứa bé đến với thế giới này. Lẫn trong đó còn do sự thiếu kiến thức về tránh thai và tình dục.

Lần đầu tiên là năm em gái tôi 19 tuổi, bước chân đầu tiên rời khỏi vòng tay bố mẹ, cô bé đã vượt quá giới hạn với một cậu bạn cùng lớp đại học. Cậu và gia đình không đồng ý mối nhân duyên này, gia đình tôi bị đặt vào thế khó với một cô bé chưa đủ cứng cỏi để bảo vệ cho chính bản thân mình.

Với bố mẹ tôi khi đó, nỗi đau lớn nhất là không biết xử lý ra sao. Đạo làm người không cho phép bố mẹ tôi yêu cầu con bỏ thai. Đồng thời, thủ thuật ấy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của cô bé sau này. Song cũng không biết phải làm gì với đứa cháu ngoài ý muốn này.

Nỗi lo không biết tránh thai do thiếu kiến thức đã có từ lâu, song vẫn còn đó trong tâm thức của các bậc cha mẹ hiện nay. Nhiều bố mẹ, thầy cô vẫn ngại nói về tình dục an toàn cho con cái, học trò vì cho rằng đó là chuyện tế nhị, nhạy cảm.

Chính vì không được chia sẻ đầy đủ nên có những cô cậu trẻ đã vô thức thả mình khi đến tuổi khám phá bản thân, cả tình yêu và giới tính. Yêu đương là quyền tự do của con người nhưng kiến thức tình dục là vấn đề cần được trang bị kỹ.

Ngày tránh thai thế giới (26-9): Con ngoài ý muốn hay sự thiếu hiểu biết của cha mẹ?

Nhiều bố mẹ, thầy cô vẫn ngại nói về tình dục an toàn cho con cái, học trò vì cho rằng đó là chuyện tế nhị, nhạy cảm.

Bởi không phải đứa bé nào cũng may mắn khi sinh ra không có bố cũng được bù đắp bởi tình thương từ mẹ và ông bà ngoại. Có những đứa trẻ mang theo cái tên “Danh Hấng, Phong Ba,...” vì nỗi đau và thù hận của người mẹ.

Hôm nay, 26-9, là Ngày Tránh thai Thế giới năm 2023 với thông điệp: “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn”. Đây là ngày để người lớn nhắc nhau về sự cần thiết của việc giáo dục giới tính cho lớp trẻ. Cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận lại rằng, chỉ giáo dục, trao đổi thẳng thắn và khéo léo thay vì né tránh mới có thể đem lại hiệu quả cho vấn đề nhạy cảm này.

Theo Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 (Cuộc điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021) do Tổng cục Thống kê và UNICEF thực hiện cho thấy tỷ lệ phá thai cao nhất ở phụ nữ từ 25-29 tuổi (9 lần/1.000 phụ nữ), tiếp theo là nhóm từ 20-24 tuổi (7 lần/1.000 phụ nữ), rồi đến nhóm từ 30-39 tuổi (6 lần/1.000 phụ nữ). Nhóm vị thành niên từ 15-19 tuổi có tỷ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ.

Đáng buồn thay, lý do thực hiện lần phá thai gần nhất: Mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai gần nhất (53,6%), còn lý do sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại chiếm tỷ trọng (8,9%). Quan ngại về sức khỏe của bà mẹ và của thai nhi đóng góp lần lượt là 20,1% và 19,8% trong tổng số trường hợp phá thai, trong khi đó lý do phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi là 1,6%.

Quan hệ tình dục không an toàn để lại nhiều hệ lụy cho xã hội hơn là một người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Đó đôi khi là việc đem đến cho gia đình một đứa trẻ bị tổn thương tinh thần, một người mẹ uất hận với cuộc đời. Và đây cũng là một trong các con đường chủ yếu lây truyền bệnh xã hội.

Tình yêu vốn là động lực của cuộc sống, nó không nên là nguyên nhân dẫn đến những cái chết (của những thai nhi hay người mẹ trên bàn mổ khi phá thai) do sự né tránh, thiếu kiến thức về tránh thai hay sự hiểu biết cẩu thả về vấn đề này.

HS


HS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]