(vhds.baothanhhoa.vn) - ... đã chuẩn bị bước sang năm 2023 rồi, thế mà những số liệu đưa vào giảng dạy lại từ cách đây tận 2 thập kỷ.

Những con số già nua

... đã chuẩn bị bước sang năm 2023 rồi, thế mà những số liệu đưa vào giảng dạy lại từ cách đây tận 2 thập kỷ.

Những con số già nua

Ông giáo già làng tôi và bác Bí thư chi bộ không chỉ dành thời gian tập nghe nhạc “gen Z” – trong câu chuyện tôi vừa kể tuần trước - để hiểu hơn về một kênh hưởng thụ văn hóa của con cháu trong làng, mà còn quan tâm tỉ mỉ đến việc xây dựng môi trường giáo dục trong mỗi gia đình, dòng họ và ý thức học tập của con em. Từ việc xây dựng thư viện cộng đồng, thành lập quỹ khuyến học, tiếng trống học bài,… đều có dấu ấn từ sự tận tụy của các ông.

Hôm nay, sau buổi họp chuẩn bị cho công tác khuyến học - khuyến tài cuối năm, ông giáo ngồi đăm chiêu, nghĩ ngợi điều gì mông lung lắm. Vừa thu dọn sổ sách, bác Bí thư chi bộ vừa hỏi với sang người bạn già:

- Thành tích của các cháu năm nay phấn khởi quá ông nhỉ?!. Học sinh giỏi nhiều hơn, nhiều giải cấp tỉnh hơn; các cháu mới vào đại học cũng thể hiện năng lực rất tốt…

Ông giáo chỉ ậm ừ cho qua chuyện, khiến bác Bí thư chi bộ ngập ngừng giây lát rồi mới hỏi gặng:

- Ô hay…! Sao ông cứ bần thần nảy giờ thế. Hay vì thành tích học tập của cháu nội chưa được như ý.

Như chạm đến khúc mắc, ông giáo mới chậm rãi mở lòng:

- Không ông ạ. Tôi biết lực học của cháu mình... Chỉ là thấy trăn trở về những chia sẻ của nó và những gì tôi vừa đối chiếu lại…

Bác bí thư ngồi xuống đối diện người bạn già để lắng nghe.

- Ông cháu tôi hay dành một khoảng thời gian trong ngày để nghe và trao đổi về các vấn đề thời sự. Các cháu bây giờ, phải nói là nhanh nhạy hơn mình ở khả năng nắm bắt, phân tích thông tin. Hôm nọ, trong một bài kiểm tra, thầy giáo cháu có gọi cháu đến trao đổi riêng, rằng bài viết phân tích rất tốt, số liệu được cập nhật mới, bảo đảm tính thời sự.

- Thật mừng quá – Bác Bí thư chi bộ ngắt lời.

- Khổ!. thầy giáo bảo, bài viết tốt, nhưng khó cho thầy khi chấm điểm. Và rằng, đi thi khó được điểm cao, vì không biết đối chiếu với mục nào trong “barem” điểm. Mà đúng thật, ông nhìn đi… - ông giáo rút từ trong cặp ra một cuối sách giáo khoa lớp 9, lật giở vài trang chỉ cho bạn xem.

Bác Bí thư chi bộ nhìn chăm chú vào vài dòng chữ, rồi lật giở nhanh hơn. Cuối cùng cũng gỡ kính thở dài. Ông giáo cũng thở dài đánh thượt một cái.

- Đấy, đã chuẩn bị bước sang năm 2023 rồi, đã qua mấy cuộc tổng điều tra dân số, tổng điều tra kinh tế, biết bao biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi vùng miền, địa phương và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia, dân tộc,… thế mà những số liệu đưa vào giảng dạy – đồng nghĩa với đề thi và đáp án cho các cháu – lại cách đây tận 2 thập kỷ. Chưa kể, nhiều nội dung ghi trong sách, cũng không còn phù hợp với các chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ nhé, những câu như: “năm 2002, dân số nước ta là 79,7 triệu người… Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm…” đâu còn phù hợp với Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ nữa.

Lại cả những dòng này nữa: “Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999)”. Năm 1999 đấy ông ạ. Chưa kể các số liệu, phân tích, đánh giá về cơ cấu các thành phần kinh tế, các chính sách phát triển… đều cũ kỹ, già nua, già hơn cả số năm công tác trong ngành của rất nhiều giáo viên – Ông giáo nói mà giọng buồn rười rượi.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

Từ khóa:Sách giáo khoa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]