(vhds.baothanhhoa.vn) - Tôi vẫn quen không mang theo tiền mặt, hoặc không mang nhiều bên mình, phải chăng có cầm theo cũng chỉ 3 đến 5 ngàn đồng để gửi xe hay uống ly trà vỉa hè. Cứ ngỡ thói quen này là phổ biến, song, khi về quê, những chiếc thẻ thanh toán hay ví điện tử của tôi lại không được “chào đón” nhiều như nơi thành thị.

Thanh toán phi tiền mặt

Tôi vẫn quen không mang theo tiền mặt, hoặc không mang nhiều bên mình, phải chăng có cầm theo cũng chỉ 3 đến 5 ngàn đồng để gửi xe hay uống ly trà vỉa hè. Cứ ngỡ thói quen này là phổ biến, song, khi về quê, những chiếc thẻ thanh toán hay ví điện tử của tôi lại không được “chào đón” nhiều như nơi thành thị.

Thanh toán phi tiền mặt

Chỉ khoảng 10 năm trước, mẹ tôi vẫn dặn dò lúc nào cũng phải có 1 tờ tiền mệnh giá lớn trong người để “lỡ có làm vỡ cái bánh đa còn có tiền đền cho người ta”. Tôi cũng quen với việc có 1 khoản để phòng ngừa rủi ro bên mình. Sau vài năm sang nước ngoài học tập, nhìn lại ví của mình đã toàn là những tấm thẻ. Hầu hết mọi chi phí ở Anh đều có thể thanh toán bằng thẻ nên tiền mặt là không cần thiết.

Trở về nước năm 2018, sống và làm việc ở thành phố, những chuyến công tác cũng là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nên việc thanh toán qua thẻ ngân hàng hay ví điện tử cũng hết sức phổ biến. Thậm chí quán nước bên đường dù chỉ thanh toán 5 hay 10 ngàn đồng cũng hoàn toàn có thể dùng ví điện tử.

Từ năm 2016, thanh toán không tiền mặt bắt đầu được Chính phủ Việt Nam thúc đẩy. Mua sắm online, thanh toán ví điện tử được hầu hết người dân lựa chọn trong thời gian ở nhà vì dịch COVID-19. Sau đại dịch, thanh toán qua ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam phát triển vượt bậc. Song, với một nước có tỷ lệ dân số trên 60 tuổi là 12% và còn nhiều khoảng cách trong sự phát triển giữa đô thị và nông thôn, thì tỷ lệ giá trị và tỷ lệ số người dùng tiền mặt trong các giao dịch trực tiếp ở Việt Nam còn cao là có thể hiểu được.

Về Bá Thước thăm gia đình dịp cuối tuần, tôi mới ngớ ra rằng, không phải khắp mọi nơi ở Việt Nam đều có thể thanh toán phi tiền mặt. 65% dân số Việt Nam sống ở nông thôn nhưng dịch vụ ngân hàng tại nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong khi ở bất cứ chợ dân sinh nào ở thành phố Thanh Hóa tôi có thể quét mã QR để mua rau, thì mẹ tôi ở quê vẫn hàng tháng nhận lương bằng tiền mặt và bà nội tôi cũng đương nhiên lãnh những khoản trợ cấp xã hội trực tiếp bằng tiền mặt. Mỗi lần muốn gửi tiền về biếu mẹ, tôi phải chuyển khoản cho em họ, rồi nhờ em rút tiền mặt cho bà. Cô em họ sẽ phải chạy xe chừng 5 km ra trung tâm huyện để rút tiền tại một trong ba cây ATM cứ thỉnh thoảng lại lỗi.

Thanh toán phi tiền mặt

“Mỗi lần muốn gửi tiền về biếu mẹ, tôi phải chuyển khoản cho em họ, rồi nhờ em rút tiền mặt cho bà”.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch, tăng 85,6% về số lượng và 31,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, Việt Nam sẽ nhanh chóng có thể áp dụng phương thức thanh toán thuận tiện và hiện đại hơn ở những miền nông thôn trong vài năm tới. Mặc dù, thống kê của Merchant Machine (một nền tảng nghiên cứu và so sánh dữ liệu của Anh) năm 2022 cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ 8 trong 20 quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới.

Phi tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới. Quá trình chuyển đổi số trong phương thức thanh toán ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đã tăng và sẽ còn tăng mạnh. Tôi tin chỉ 1, 2 năm sắp tới, người dân ở các huyện, thị trên khắp đất nước Việt Nam sẽ được tiếp cận với phương thức thanh toán tiện lợi này.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]