(vhds.baothanhhoa.vn) - Anh bạn Tơ Tung của tôi có dịp đưa vợ và hai con từ Gia Lai ra Thanh Hóa nhân chuyến công tác kết hợp du lịch ngắn ngày. Phố xá Tây Nguyên không lớn nhưng tính hào sảng, lòng tự tôn dân tộc của đồng bào nơi đây thật đáng ngưỡng mộ.

Tự hào chuyện người dân tộc

Anh bạn Tơ Tung của tôi có dịp đưa vợ và hai con từ Gia Lai ra Thanh Hóa nhân chuyến công tác kết hợp du lịch ngắn ngày. Phố xá Tây Nguyên không lớn nhưng tính hào sảng, lòng tự tôn dân tộc của đồng bào nơi đây thật đáng ngưỡng mộ.

Tự hào chuyện người dân tộc

Hình ảnh cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa bị đánh sập 1 đoạn, cắt huyết mạch vận chuyển lương khố vào tiền tuyến miền Nam. Từ 1964 tới 1968, giặc Mỹ luôn cố gắng đánh “đứt” cầu Hàm Rồng nhưng chúng đều không thể, cho đến mãi năm 1972 khi máy bay Mỹ được trang bị công nghệ Loran.

Trong tiếng ồn ào, cười nói chúc tụng của người lớn, tôi nghe được con gái Tơ Tung tự hào kể với con gái tôi rằng:

- Cậu biết không, tớ là người dân tộc Ba Na đấy. Dân tộc ít người nhưng mà nhiều tình yêu nước.

Đứa trẻ 5 tuổi chưa hiểu chuyện gì, con gái Tơ Tung đã tiếp lời:

- Dân tộc Ba Na mà có anh hùng Núp ấy, anh hùng Núp đánh giặc Pháp, giặc Mỹ xâm lược ngày xưa ấy.

Tôi mới thấy khâm phục người bạn của tôi, khi con gái tôi đến giờ vẫn chỉ nghe mẹ đọc những câu chuyện cổ tích, câu chuyện về con gấu và con hổ trong khu rừng. Thì con gái Tơ Tung đã biết trận chiến trong rừng Trường Sơn, dân tộc Ba Na đã bất khuất thế nào, người dân Việt Nam đã anh dũng, kiên cường ra sao.

Tôi chợt nhớ, ngày còn đi học, trong lớp có 1 bạn người dân tộc thiểu số. Bao lời trêu chọc hướng về anh bạn ấy, nào là “cái đồ dân tộc”, “cái đồ miền núi”, “núi ơi”… Anh bạn cũng chẳng để tâm gì, chỉ nói rằng dân tộc nào mà chẳng là dân tộc Việt Nam”. Phải chăng đây chính là sức mạnh đoàn kết dân tộc mà bao lâu nay chúng ta nghe.

Trong ký ức của nhiều người thời chiến, Tây Nguyên là “cái nôi của lính”, giờ đây, với cách giáo dục như Tơ Tung, tôi tin đồng bào Tây Nguyên đã làm rất tốt công việc gìn giữ khối đại đoàn kết dân tộc. Miền đất bazan đầy nắng gió, bụi đỏ, núi rừng Trường Sơn ầm ào bom đạn chiến tranh ngày nào giờ trở thành niềm kiêu hãnh của buôn làng Tây Nguyên và cả dân tộc Việt Nam.

Rừng Trường Sơn hay cầu Hàm Rồng, Pleiku hay Diêm Phố, Lạch Trường, cùng với thắng lợi của toàn quân ta trong chiến dịch Giải phóng miền Nam 1975, người dân Thanh Hóa luôn có những đóng góp to lớn về sức người, sức của.

Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng hừng hực khí thế “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng” trong hai cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Để “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó” (Lời biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần về thăm Thanh Hóa).

Đất nước rộn ràng đón mừng 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30-4, câu nói của cô bé bỗng khơi dậy lòng tự tôn dân tộc vốn âm ỉ trong máu thịt tôi.

Anh hùng Núp bảo, với niềm tin sắt đá “mình có Đảng, có Bác Hồ, có gan đánh giặc”, với sức mạnh đoàn kết, anh đã cùng đồng bào mình làm nên “đất nước đứng lên”.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]