(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ nhanh nhạy ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh thực phẩm, những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích, nâng cao doanh thu.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nhờ nhanh nhạy ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh thực phẩm, những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích, nâng cao doanh thu.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanhKhách hàng quét mã tìm hiểu thông tin về sản phẩm tại Cửa hàng thực phẩm sạch HC Farm.

Bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh nông sản sạch, thực phẩm chế biến sẵn, đặc sản vùng miền... từ năm 2015, cửa hàng thực phẩm sạch HC Farm tại đường Hạc Thành (TP Thanh Hóa) hiện đang sử dụng cả 2 phương thức bán hàng trực tiếp và trực tuyến.

Anh Lê Minh Cương, người đồng sáng lập HC Farm cho biết: Ngoài bán hàng trực tiếp, cửa hàng còn bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, sử dụng các phần mềm bán hàng như KiotViệt... mỗi ngày nhận từ 40-50 đơn hàng trực tuyến, bằng 50% doanh thu toàn cửa hàng và đang có xu hướng tăng lên.

Tương tự, trước đây, Công ty CP thực phẩm Đức Nguyễn (TP Thanh Hóa) kinh doanh theo hình thức bán hàng trực tiếp. Do kinh doanh nhiều mặt hàng, công ty phải thuê mặt bằng rộng làm địa điểm buôn bán, giao dịch trực tiếp với khách hàng nên tốn nhiều chi phí, nhân công... khiến lợi nhuận giảm và gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Hơn hai năm trở lại đây, công ty đã ứng dụng các giải pháp công nghệ số, như: Phần mềm bán hàng online, hóa đơn điện tử, các mạng xã hội Facebook, Zalo để chạy quảng cáo, bán hàng kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử. Nhờ đó, giúp công ty tiết kiệm nhân lực và chi phí, mở rộng thị trường, nâng cao doanh số và lợi nhuận.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanhCửa hàng T-Organic xuất hóa đơn cho khách hàng.

Ông Nguyễn Hữu Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Đức Nguyễn cho biết: Nhờ linh hoạt giữa các phương thức kinh doanh, ứng dụng thương mại điện tử... đã giúp đưa sản phẩm của công ty đến gần hơn với tiêu dùng, công tác quản lý bán hàng, nhân sự... cũng được số hóa, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bán hàng.

Đặc thù của mặt hàng thực phẩm là quy trình bảo quản nghiêm ngặt, thông tin sản phẩm cần đầy đủ, trong khi thời hạn sử dụng ngắn... do đó, việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến đã giúp cho các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tiếp cận với lượng khách hàng lớn, khách cũng có thể quét mã để nhận thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hướng dẫn sử dụng... Chị Hoàng Huyền Trang, chủ cửa hàng T-Organic tại đường Trần Quốc Toản, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) cho biết: Ứng dụng thương mại điện tử giúp chúng tôi tiết kiệm tối đa chi phí quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu giúp cửa hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng từ nhiều nơi khác nhau. Đồng thời, nhờ công nghệ số, cửa hàng cũng có thể kết nối, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanhNgành thương mại điện tử - Sức nóng chưa bao giờ hạ nhiệt. Đồ họa: Hà Bắc

Để thúc đẩy phương thức kinh doanh thương mại điện tử, thời gian qua, các ban, ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong đó có nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Với ưu điểm không giới hạn về không gian, thời gian, giảm chi phí trong giao dịch và dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, việc kinh doanh thương mại điện tử đã giúp các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tăng doanh thu tốt hơn và giảm chi phí vận hành. Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm; 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử... Hoạt động thương mại điện tử phát triển mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt...

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]