(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong nhiều cuộc tranh luận về bình đẳng giới, việc đòi quyền lợi cho phụ nữ hay được đẩy đến mức cực đoan như một cuộc chiến thắng - thua của hai giới. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng ai cũng đều được hưởng lợi từ bình đẳng giới.

Cần nhiều hơn sự bình đẳng giới

Trong nhiều cuộc tranh luận về bình đẳng giới, việc đòi quyền lợi cho phụ nữ hay được đẩy đến mức cực đoan như một cuộc chiến thắng - thua của hai giới. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng ai cũng đều được hưởng lợi từ bình đẳng giới.

Cần nhiều hơn sự bình đẳng giới

Cần nhiều hơn sự bình đẳng để phụ nữ và đàn ông đều phát triển theo một hướng cân bằng nhất. (Ảnh: Shutterstock).

Không có được không khí hân hoan chào mừng như những ngày kỷ niệm 8/3 hiện nay, khởi nguồn của Ngày 8/3 lại đầy căm phẫn và gian truân.

Ngày 8/3/1857, các nữ công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Ngày 8/3/1908, phụ Nữ Hoa Kỳ biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 8/3/1917, phụ nữ Liên Xô biểu tình tại Petrogard, làm dấy lên cuộc Cách mạng Nga 1917, nước Nga sau đó lấy ngày này là 1 ngày nghỉ quốc gia.

Ngày 8/3/1965, sau những mất mát, hy sinh và cống hiến, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ miền Nam bức trướng thêu 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” và Huân chương “Thành đồng” hạng Nhất.

Cho đến khi được Liên hợp quốc thông qua vào năm 1977, Ngày 8/3 chính thức trở thành Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Rõ ràng, để có được những ngày kỷ niệm 8/3 rực rỡ hoa quà và những lời chúc lãng mạn, phụ nữ bao thế hệ đã phải trải qua những cuộc đấu tranh bền bỉ và kiên cường.

Vượt qua định kiến, hướng tới bình đẳng giới cho cả nam và nữ

Sau gần 1 thế kỷ được công nhận, phụ nữ đã có những quyền lợi căn bản nhưng bình đẳng giới vẫn còn là một vấn đề nóng bỏng trong đời sống hiện nay. Dù được nhắc tới như việc đòi quyền lợi cho nữ giới, tôi nghĩ cả đàn ông và phụ nữ đều được hưởng lợi từ vấn đề này.

Ở góc nhìn nam giới, Nhật Bản có thể là một ví dụ. Dù Nhật đã cố gắng thay đổi trong vài thập kỷ qua, đây vẫn là một xã hội khá truyền thống với sự phân công lao động rõ rệt giữa hai giới tính. Người đàn ông vẫn là lao động chính, cáng đáng kinh tế trong gia đình còn người phụ nữ tập trung vào nội trợ.

Do đó, áp lực về thành công và tài chính trên vai nam giới Nhật rất nặng nề, kéo theo tỷ lệ trầm cảm cũng như tự tử ở nam giới nước này luôn ở ngưỡng cao. Theo số liệu của cơ quan cảnh sát Nhật, 70% của các vụ tự tử trong năm 2019 là ở nam giới.

Xã hội Việt Nam dường như có sự cân bằng hơn khi tỷ lệ lao động nữ chiếm đến 62,7% (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2023). Song những suy nghĩ như: “Đàn ông phải làm trụ cột gia đình”, “không thể là kẻ bám váy vợ”,... vẫn còn phổ biến. Vì vậy mà, đàn ông có xu hướng ưu tiên cho công việc và chấp nhận đánh đổi thời gian dành cho gia đình.

Cần nhiều hơn sự bình đẳng giới

Ở một xã hội mà cán cân bình đẳng giới cân bằng hơn, người đàn ông sẽ được giải phóng ra khỏi những mô típ đó, để họ có thể tự do lựa chọn lối sống phù hợp nhất với mong muốn hoàn cảnh của mình.

Thách thức trong cuộc đấu tranh bình đẳng

Đối với phụ nữ, tôi nghĩ chúng ta cần nhiều hơn sự bình đẳng. Phụ nữ Việt Nam chưa thoát khỏi định kiến xã hội rằng phụ nữ phải chăm lo cho gia đình. Nhưng phải gánh vác thêm “sự bình đẳng” của sự nghiệp và tạo ra thu nhập để “không ăn bám chồng”.

Tâm lý “tiêu chuẩn kép” đang trở thành định kiến của một bộ phận người dân trong xã hội hiện đại, nó giống như một tấm kính trong suốt, khó chỉ mặt đặt tên, nhưng làm cho người phụ nữ ngạt thở.

Đa số phụ nữ Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với thực tế rằng: Nếu người phụ nữ chọn ở nhà chăm sóc con thì bị coi là ăn bám chồng. Vì không tạo ra thu nhập, họ là đối tượng yếu thế và dễ tổn thương về mặt tài chính. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ chọn đi làm và đầu tư thời gian cho sự nghiệp sẽ bị chê trách là bỏ bê gia đình.

Vì vậy, phụ nữ đang phải gồng gánh cả 2 sứ mệnh khi quyền bình đẳng chưa được đặt đúng chỗ. Có một áp lực vô hình lên người phụ nữ là họ vừa làm mẹ giỏi, vợ tốt, kiếm thu nhập cho gia đình trong khi đó vẫn giữ ngoại hình trẻ trung xinh đẹp để “chồng không chê”.

Chung quy lại bình đẳng giới không chỉ là câu chuyện của từng cá nhân hay đằng sau cánh cửa mỗi gia đình. Nó cũng là câu chuyện của xã hội và Nhà nước. Nam giới cần thoát khỏi định kiến trở thành trụ cột gia đình để giảm bớt áp lực cho bản thân. Còn nữ giới cần thực sự hiểu rõ về quyền bình đẳng của mình.

Tôi cho rằng cuộc đấu tranh của phụ nữ vẫn chưa dừng lại, ở Việt Nam, ở Nhật Bản và đâu đó trên thế giới vẫn cần nhiều hơn sự bình đẳng để phụ nữ và đàn ông đều phát triển theo một hướng cân bằng nhất.

HS


HS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]