(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ diện tích vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả, gia đình ông Lê Văn Lợi ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã mạnh dạn nhận thầu và mua thêm đất của các hộ xung quanh để cải tạo, phát triển mô hình trang trại tổng hợp. Trải qua nhiều khó khăn, đến nay mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết của gia đình ông Lợi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà theo chuỗi liên kết

Từ diện tích vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả, gia đình ông Lê Văn Lợi ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã mạnh dạn nhận thầu và mua thêm đất của các hộ xung quanh để cải tạo, phát triển mô hình trang trại tổng hợp. Trải qua nhiều khó khăn, đến nay mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết của gia đình ông Lợi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà theo chuỗi liên kết

Mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết của gia đình ông Lê Văn Lợi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lợi chia sẻ: "Năm 2016, tôi nhận thầu 12.000 m2 đất vùng trũng của xã và mạnh dạn mua thêm 10.000 m2 đất của các hộ xung quanh để cải tạo, phát triển mô hình trang trại tổng hợp. Đầu tiên, gia đình đầu tư xây dựng chuồng để chăn nuôi lợn và nhà màng trồng rau sạch. Khi bắt tay vào làm thì gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2019, sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, khiến tổng đàn lợn 200 con phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế đối với gia đình".

Trước thực tế đó, ông Lợi đã suy nghĩ, nghiên cứu về phương thức liên kết chăn nuôi với quy mô lớn và đến một số trang trại chăn nuôi gà theo mô hình này để học tập kinh nghiệm. Sau khi nhận thấy các ưu điểm và hiệu quả rõ rệt của mô hình, được sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, ông Lợi đã quyết tâm thực hiện.

Theo đó, ông đã vay thêm vốn để đầu tư xây dựng 2 dãy chuồng nuôi gà thịt thương phẩm, mỗi chuồng rộng 1.500 m2 với thiết kế theo mô hình khép kín, vận hành bằng máy tự động công nghệ cao, có dàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ vào mùa hè và lò hơi cấp nhiệt giữ ấm vào mùa đông, máng ăn, uống tự động định lượng khẩu phần ăn cho gà theo từng trọng lượng.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà theo chuỗi liên kết

Đến nay, tổng đàn gà trong trang trại của gia đình ông Lê Văn Lợi đã lên đến 25.000 con/lứa.

Lứa đầu tiên gia đình ông nuôi thử nghiệm 10.000 con gà siêu thịt và ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam để bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Theo ông Lợi chia sẻ, phương thức nuôi gà liên kết mang lại nhiều lợi ích. Gia đình đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, công chăm sóc, còn công ty đầu tư toàn bộ về giống, thức ăn, thuốc thú y và có nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh, nên đàn gà hầu như phát triển tốt, ít rủi ro, được công ty bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định.

Mặc dù nuôi theo hình thức công nghiệp nhưng nhờ nuôi đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nên chất lượng thịt thơm, ngon. Sau khi gà đủ trọng lượng xuất bán, cán bộ của công ty đến lấy mẫu để xét nghiệm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đủ điều kiện sẽ thanh toán tiền công nuôi với mức giá 6.000 đồng/kg gà thương phẩm.

Với đầu ra ổn định, trung bình một năm ông Lợi đưa vào nuôi 4 lứa, mỗi lứa đạt khoảng 25.000 con. Trung bình một năm, trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Lợi cung cấp cho công ty 380 tấn gà thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình chăn nuôi liên kết như ở gia đình ông Nguyễn Văn Lợi được đánh giá là mô hình tiêu biểu trên địa bàn huyện Quảng Xương. Đây cũng là một trong những mô hình thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đến tham quan, học tập với mục đích nhân rộng để phát triển kinh tế.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]