(vhds.baothanhhoa.vn) - Trở lại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát (Mường Lát) nơi có tới 99% dân số là đồng bào Khơ Mú, trái ngược với cái nghèo cách đây 10 năm, giờ đây đời sống của bà con đã có nhiều khởi sắc.

Khởi sắc khu phố vùng biên

Trở lại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát (Mường Lát) nơi có tới 99% dân số là đồng bào Khơ Mú, trái ngược với cái nghèo cách đây 10 năm, giờ đây đời sống của bà con đã có nhiều khởi sắc.

Khởi sắc khu phố vùng biênMột góc khu phố Đoàn Kết hôm nay.

Khu phố Đoàn Kết vốn trước đây định cư ở đầu nguồn suối Keng với tên gọi là bản Na Đang thuộc xã Tén Tằn cũ quanh năm lo bão lũ, giao thông đi lại khó khăn. Năm 1994 bà con được chuyển xuống nơi ở mới và đổi tên bản là Đoàn Kết (nay là khu phố Đoàn Kết). Từ 64 hộ sinh sống, đến nay khu phố có 169 hộ, với gần 800 nhân khẩu.

Theo Bí thư Chi bộ kiêm trưởng khu phố Cút Văn Dân, hồi bản mới di dời về đây gặp rất nhiều khó khăn. Là một khu dân cư nông nghiệp thuần túy với diện tích lúa nước chỉ có 11,58 ha, canh tác lạc hậu nên năng suất không ổng định, bà con còn thiếu ăn vào thời điểm giáp hạt. Bên cạnh đó, bất cập giao thông khi sông Mã chia cắt, không điện, không đường... khiến nơi đây gần như tách biệt với bên ngoài.

Để giải quyết những khó khăn, nâng cao chất lượng đời sống bà con, ngày 11/3/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 821/QĐ-UBND phê duyệt Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Theo nội dung đề án, cán bộ khu phố đã tập trung hướng dẫn đồng bào phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ các gia đình khai hoang làm ruộng nước, xây dựng đồng ruộng cân đối, chuyển nương rẫy quảng canh thành nương rẫy định canh, thực hiện kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc...

Đến nay, đời sống bà con ở đây cơ bản đã được sắp xếp ổn định. Về sản xuất nông nghiệp, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với chất đất để trồng màu mang lại nguồn thu nhập cao ổn định. Trong chăn nuôi, tổng số đàn vật nuôi không ngừng tăng. Cả khu phố hiện có 110 con trâu, 131 con bò, 46 con dê... Để tăng cường vai trò của bà con trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng, hiện nay ở khu phố Đoàn Kết đất rừng đã được chia đến từng hộ gia đình, thông qua những việc làm thiết thực như hỗ trợ nhà ở, vốn vay làm ăn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập khá, xây dựng, sửa nhà cửa khang trang, sạch đẹp, mua sắm phương tiện sinh hoạt đắt tiền phục vụ đời sống.

“Đổi thay lớn nhất trong cuộc sống của người Khơ Mú nơi đây là bà con đã từ bỏ được tập quán sản xuất lạc hậu chuyển sang phương thức sản xuất mới. Người dân biết trồng rừng, bảo vệ rừng; biết trồng lúa giống mới cho năng suất cao; biết vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để mua bò, dê về nuôi", ông Dân nói.

Cũng theo ông Dân, khu phố Đoàn Kết đã có 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 68% số hộ đạt gia đình văn hóa. Riêng điểm trường mầm non và tiểu học thu hút trên 95% trẻ em đến trường. Nhà văn hóa khu phố được đầu tư khang trang...

Cùng với sự nỗ lực của bà con Nhân dân, Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế- xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã làm đổi thay khu phố Đoàn Kết.

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]