(vhds.baothanhhoa.vn) - Công việc trong thời dịch bệnh vốn đã không ổn định, thu nhập của nhiều hộ dân giảm sút trong khi trên thị trường giá các mặt hàng như xăng, ga, lương thực, thực phẩm… liên tục tăng cao khiến không ít gia đình gặp khó khăn. Việc phải chi tiêu dè dặt trong thời buổi “bão giá” được xem là giải pháp.

Người dân dè xẻn chi tiêu trong thời “bão giá”

Công việc trong thời dịch bệnh vốn đã không ổn định, thu nhập của nhiều hộ dân giảm sút trong khi trên thị trường giá các mặt hàng như xăng, ga, lương thực, thực phẩm… liên tục tăng cao khiến không ít gia đình gặp khó khăn. Việc phải chi tiêu dè dặt trong thời buổi “bão giá” được xem là giải pháp.

Người dân dè xẻn chi tiêu trong thời “bão giá”

Việc phải chi tiêu sao cho phù hợp trong thời kỳ “bão giá” đã gây ra không ít khó khăn cho các hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình có mức thu nhập thấp.

Một tuần bà Nguyễn Thị Đào ở phường Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa mới đi chợ một lần. Từ ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nơi ở bà cũng như các thành viên trong gia đình hạn chế ra ngoài và có mặt tại nơi đông người như chợ, siêu thị…

Bà Đào cho biết, từ cuối năm ngoái khi dịch diễn biến phức tạp, bà ít đi chợ, nay thì mỗi tháng đi chợ 3 -4 lần. Đi chợ ít để hạn chế lây nhiễm chéo dịch COVID-19, bên cạnh đó gia đình cũng tiết kiệm tiền chi tiêu hàng tháng.

“Thời buổi giá cả cái gì cũng tăng, mặt hàng nào cũng cháy hàng, tôi quyết định chi tiêu dè xẻn cho cả gia đình. Khi nhận lương tôi mua đồ dùng cần thiết cho cả gia đình, cuối tuần đi chợ mua đồ ăn sau đó về chế biến sẵn cất trong tủ lạnh và cứ thế lấy ra sử dụng dần chứ không đi chợ nhiều”, bà Đào nói.

Người dân dè xẻn chi tiêu trong thời “bão giá”

Không chỉ giá xăng tăng, từ ngày 1-3 giá bán lẻ gas trên thị trường cũng tăng thêm 42.000 đồng/bình loại 12 kg và 175.000 đồng/bình loại 50 kg.

Cầm trên tay 100.000 đồng đi chợ để mua đồ ăn một ngày cho 4 thành viên trong gia đình, bà Lê Thị Sao (phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa) đi đi lại lại mấy lần ở chợ mà không biết nên mua gì cho hợp lý. Hỏi cái gì cũng tăng, có mặt hàng tăng gấp đôi, khiến bà thêm suy nghĩ.

Bà Sao cho biết, từ nửa cuối tháng 2 đến giờ gia đình bà phải cách ly y tế do bị nhiễm COVID -19, không đi làm được, nguồn thu nhập của gia đình giảm đáng kể.

Bà Sao kể: “Mới hôm qua tôi đổi bình ga 12 kg, giá ga đã vượt 500 nghìn đồng/bình, giá xăng thì không thấy bình ổn mà chỉ có tăng, các mặt hàng như vitaminC, thuốc tăng cường sức đề kháng cũng tăng và luôn trong tình trạng cháy hàng. Cứ đà này nếu không có chính sách chi tiêu dè xẻn, hợp lý thì với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng có lẽ không đủ dùng cho 4 thành viên trong gia đình”.

Người dân dè xẻn chi tiêu trong thời “bão giá”

Giá cả tăng ở nhiều mặt hàng khiến người tiêu dùng dè xẻn hơn trong việc mua sắm sao cho phù hợp.

Cũng theo bà Sao, gia đình cũng đã nghĩ ra nhiều cách để tiết kiệm trong thời buổi khó khăn này như nhờ nhà ông bà ở quê gửi đồ ăn như gạo, rau, củ, thịt, cá song việc gửi đồ này cũng không thường xuyên bởi ông bà già yếu, dịch ở quê cũng diễn biến phức tạp, vì thế việc chi tiêu của gia đình phải chi ly tính toán.

Khảo sát một số chợ dân sinh tại TP. Thanh Hóa những ngày gần đây giá cả các mặt hàng vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Các tiểu thương cho biết do tác động tăng giá của các loại nhiên liệu, nguyên vật liệu, nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đồng loạt tăng giá. Ngoài giá thịt lợn ổn định, các loại thịt gà, bò, tôm, cá… đều nhích dần, riêng giá rau xanh tăng gấp đôi so với trước đây.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]