(vhds.baothanhhoa.vn) - Để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, hiệu quả đất đai, những năm gần đây huyện Quảng Xương đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh chuyển đổi đất đai ở những vùng canh tác kém hiệu quả sang làm kinh tế trang trại. Đến nay, nhiều mô hình trang trại đang phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.

Quảng Xương đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên những vùng đất khó

Để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, hiệu quả đất đai, những năm gần đây huyện Quảng Xương đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh chuyển đổi đất đai ở những vùng canh tác kém hiệu quả sang làm kinh tế trang trại. Đến nay, nhiều mô hình trang trại đang phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.

Quảng Xương đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên những vùng đất khó

Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Quảng Định đã tập trung chuyển đổi được gần 30 ha diện tích đất vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển được 20 mô hình kinh tế trang trại, gia trại kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2009, khi xã có chủ trương khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị liên kết, gia đình ông Đoàn Đình Phượng, ở thôn Tiên Vệ, xã Quảng Định đã mạnh dạn chuyển đổi 5 sào đất cấy lúa kém hiệu quả của gia đình và mua thêm gần 2 ha diện tích của các hộ xung quanh để cải tạo, đào ao thả cá kết hợp chăn nuôi vịt, trâu, bò.

Sau gần 15 năm áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, đến nay ông Phượng đã xây dựng được 8 ao nuôi cá giống, cá thương phẩm, với diện tích 2.000 - 2.500 m2 mỗi ao. Ngoài nuôi cá, anh Phượng còn tận dụng những khu đất trống để đầu tư nuôi vịt với số lượng khoảng 3.000 con/lứa nuôi, trung bình đạt 4 lứa/năm; đàn trâu, bò luôn duy trì từ 5 - 7 con. Nhờ thay đổi phương thức canh tác trên cùng đơn vị diện tích đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Phượng trong những năm qua. Sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông Phượng lãi khoảng 250 đến 300 triệu đồng/năm.

Nhằm mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, huyện Quảng Xương đã thực hiện rà soát, quy hoạch toàn bộ diện tích đất vùng khó sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi sang phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hằng nă huyện chỉ đạo phòng chuyên môn, các địa phương phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hộ dân. Một số xã cũng đã ban hành các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, thực hiện chuyển đổi sản xuất. Đến nay, toàn huyện đã tập trung tích tụ, chuyển đổi được trên 260 ha diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng được 110 trang trại, gia trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, mô hình trang trại (vườn - ao - chuồng) quy mô lớn…

Hầu hết các mô hình chuyển đổi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao với giá trị thu nhập bình quân đạt từ 200 triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với trước khi chuyển đổi.

Thu Thủy - CTV


Thu Thủy - CTV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]