Thanh Hóa phát triển cây gai xanh gắn với chế biến
Thanh Hóa hiện có 380 ha trồng cây gai xanh tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc... Sản phẩm gai xanh được Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước đóng trên địa bàn xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) bao tiêu làm nguyên liệu phục vụ chế biến sợi dệt, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
Vùng trồng cây gai xanh tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).
Vườn ươm giống cây gai xanh của Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước cung cấp giống cây có chất lượng cho người dân trong vùng.
Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với gai xanh trồng mới thu hoạch 4 lần/năm bình quân đạt hơn 10 triệu đồng/ha/lần, với gai xanh lưu gốc thu hoạch 5 lần/năm cho thu nhập bình quân hơn 17 triệu đồng/ha/lần.
Cây gai xanh được trồng ở các địa phương trong tỉnh chủ yếu là giống AP1 cho năng suất chất lượng cao hơn giống gai thông thường.
Nông dân xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) thu hoạch cây gai về bóc tách lấy vỏ nhập cho Nhà máy Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước.
Vỏ cây gai xanh được Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước nhập về làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt.
Sau khi thu mua về Nhà máy tiến hành bóc tách vỏ và sấy khô để sản xuất.
Nhà máy sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) là Dự án gắn trồng trọt và chế biến, gắn nông nghiệp với công nghiệp với công suất 10.000 cọc sợi/năm, tương ứng với 1.700 tấn sợi gai/năm và 1.400 tấn bông gai/năm.
Sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu đi các nước Châu Âu phục vụ cho công nghiệp dệt may. Ngày 26-4-2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023; Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/1 ha để chuyển đổi từ trồng cây lâu năm kém hiệu qua sang trồng cây gai xanh nguyên liệu; 50% chi phí mua giống cây gai xanh; hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh với mức 5 triệu đồng/1máy. Mức hỗ trợ sẽ được áp dụng với từng đối tượng cụ thể và theo quy mô diện tích khác nhau. Thời gian thực hiện chính sách từ ngày 1-1-2021 đến hết ngày 31-12-2023.
Lê Hợi
{name} - {time}
- 2023-03-20 11:35:00
Người lớn đi tìm… sự ngây thơ
- 2023-03-19 14:37:00
Miền quê đáng sống Quảng Trung
- 2021-08-10 11:11:00
Giá trứng gia cầm trên địa bàn Thanh Hóa đang có dấu hiệu giảm
Nhớ vị sung quê nhà
Mô hình mây tre đan xuất khẩu cho lao động nhàn rỗi
Cây mía tím trên đất Điền Trung
Sống trong thời kỳ dịch bệnh, càng đòi hỏi phải cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội
Bông hồng và đồ mã trong mùa vu lan
Chủ động phòng dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị Methadone
Các cấp hội phụ nữ vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các khu cách ly với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng
Làng nghề hàng mã Mật Sơn tất bật dịp tháng bảy
17 “bông hoa” Hợp Lực góp sức cùng TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19