(vhds.baothanhhoa.vn) - Những cuộc vui, tiếp đối tác, gặp gỡ bạn bè của “đấng mày râu” sẽ khó từ chối những lời mời rượu, bia. Tuy nhiên, theo Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX đến 24 tháng, còn với người điều khiển xe máy, mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 2 năm, khiến dịch vụ lái xe hộ hay đưa người say về nhà trở nên “hút khách”.

Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách”

Những cuộc vui, tiếp đối tác, gặp gỡ bạn bè của “đấng mày râu” sẽ khó từ chối những lời mời rượu, bia. Tuy nhiên, theo Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX đến 24 tháng, còn với người điều khiển xe máy, mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 2 năm, khiến dịch vụ lái xe hộ hay đưa người say về nhà trở nên “hút khách”.

Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách” Nhiều chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn được thiết lập.

Trên thế giới, lái xe đưa phương tiện và người đã uống rượu bia về nhà đã phát triển từ rất lâu ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… bởi nếu chỉ cần kiểm tra phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn, sẽ đối mặt với các hình phạt như tịch thu bằng lái, cấm lái xe có thời hạn hay thậm chí xử lý hình sự.

Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách” Dịch vụ lái xe hộ nhằm đảm bảo an toàn cho chủ xe, tránh việc bị xử phạt vi phạm giao thông. (Ảnh minh họa).

Thời gian gần đây, dịch vụ lái xe hộ đưa người say về nhà đang “nở rộ” tại TP Thanh Hóa cũng như tại các địa phương khác. Đặc biệt vào các dịp lễ như Valentine, 8-3..., ắm bắt được nhu cầu nhiều người sử dụng ô tô để đi liên hoan, ăn nhậu nhưng không thể “ôm vô lăng” về khi đã uống quá chén, một số đơn vị đã cho ra mắt dịch vụ với chi phí dao động từ 200 – 500 nghìn đồng/lần (hoặc theo số km thực tế), người say đã có cho mình một hành trình di chuyển an toàn cho cả mình và người tham gia giao thông, giảm đáng kể số vụ tai nạn thương tâm sau khi đã sử dụng bia, rượu nhưng vẫn lái xe.

Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách” Một số nhóm Facebook đã được tạo ra để đưa tài xế say về nhà. (Ảnh chụp màn hình).

Chia sẻ về nỗi lo khi đi nhậu, anh B. (trú tại phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) cho hay: “Trước đây, khi chưa có dịch vụ lái xe hộ, tôi thường phải nhờ vợ đưa đi đón về mỗi lần tụ tập anh em, thấy hơi bất tiện, vất vả cho bà xã, chưa kể tay lái của nhà tôi còn yếu; nên từ khi có dịch vụ này tôi cũng thấy thú vị và đáng để trải nghiệm từ cung cách đón tiếp, nói chuyện hòa nhã, phục vụ chu đáo cho đến kỹ năng lái xe chuyên nghiệp của tài xế khiến tôi an tâm giao xe cho họ”.

Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách”Dịch vụ lái xe hộ đang phủ rộng tại tỉnh Thanh Hóa (Ảnh chụp màn hình).

Với khung phạt mới nghiêm khắc hơn, cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm khiến người dân phải cân nhắc kỹ việc điều khiển xe khi sử dụng các chất có cồn, anh K. (trú tại phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) cho biết: “Từ khi có dịch vụ lái xe hộ, tôi và anh em thoải mái hơn trong việc đi nhậu nhất là thời điểm cuối năm. Tôi thấy dịch vụ rất hữu ích và khiến tôi yên tâm khi tham gia giao thông, nó không chỉ đảm bảo an toàn về tính mạng cho tôi và những người tham gia giao thông mà còn tránh được mức phạt hàng chục triệu đồng nếu lỡ bị cảnh sát giao thông “tuýt còi” trên đường”.

Thực tế, tại Thanh Hóa dù mới đi vào hoạt động nhưng dịch vụ này đã được người dân đón nhận, góp phần vào việc hạn chế người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, cũng như tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trên địa bàn tỉnh. Anh Y. (trú tại phường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa) tâm sự: “Từ khi Nghị định 100 quy định mức xử phạt hành vi uống rượu, bia sau khi tham gia giao thông có hiệu lực, dịch vụ thuê lái xe hộ ngày càng phổ biến đa số khách đặt lịch của tôi đều là nam giới trong độ tuổi từ 28 đến 55 tuổi, giờ cao điểm từ 8 giờ tối đến 11 giờ đêm, các ngày trong tuần, lượng khách đặt xe có xu hướng tăng mạnh vào dịp cuối tuần, cuối năm hay dịp ngày lễ, thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc liên hoan. Thu nhập từ việc lái xe cũng khá ổn định dù đây chỉ là nghề tay trái của tôi.”

Thời gian gần đây, để giữ chân “thượng đế” nhiều nhà hàng, quán nhậu tại tỉnh Thanh Hóa đã chủ động liên kết với dịch vụ này, anh C (trú tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa) một tài xế lâu năm chia sẻ: “Đây là công việc yêu cầu cao về đạo đức, trách nhiệm, an toàn của khách hàng được đặt lên hàng đầu; tài xế phải có kinh nghiệm lái xe lâu năm, lý lịch rõ ràng, bằng lái xe đầy đủ mới được tham gia lái xe; bên cạnh đó, còn phải đảm bảo tài sản của khách hàng, kiên quyết từ chối những tài xế không có phẩm chất đạo đức, sử dụng chất gây nghiện… vi phạm quy định của Nhà nước.”Xế riêng dành cho “dân nhậu” trở nên “hút khách”An toàn và uy tín luôn được đặt lên hàng đầu

Đây được coi như một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia giao thông, như một cách bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cần có nhiều cơ sở, trung tâm dịch vụ lái xe hộ, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tài xế để đưa dịch vụ lái xe hộ ngày một chuyên nghiệp hơn.

Ngọc Lan


Ngọc Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]