(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, kể từ năm 2025. Đó là công bố mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, thí sinh tham dự kỳ thi này sẽ dự thi 4 môn gồm 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học....). Theo ý kiến người trong nghề, dù không còn là môn thi bắt buộc nhưng môn học này vẫn phải được coi trọng.

Không phải là môn thi bắt buộc nhưng vẫn là môn học cần thiết

Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, kể từ năm 2025. Đó là công bố mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, thí sinh tham dự kỳ thi này sẽ dự thi 4 môn gồm 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học....). Theo ý kiến người trong nghề, dù không còn là môn thi bắt buộc nhưng môn học này vẫn phải được coi trọng.

Thầy giáo Lê Văn Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 4 (Quảng Xương)

Không phải là môn thi bắt buộc nhưng vẫn là môn học cần thiết

Trước hết, tôi tán thành với phương án thi tốt nghiệp được thực hiện từ năm 2025. Bởi lẽ phương án này sẽ giảm được áp lực thi cho học sinh. Môn Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc cũng sẽ giúp việc học ngoại ngữ đi vào thực chất hơn đó là việc học toàn diện các kỹ năng để sử dụng ngoại ngữ chứ không phải học nặng về thi cử.

Tuy nhiên, không phải không còn là môn thi bắt buộc mà nhà trường coi nhẹ hay không chú trọng đến việc học ngoại ngữ. Trái lại, nhà trường luôn đánh giá đây là môn học quan trọng với học sinh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Theo đó, nhà trường luôn luôn đẩy mạnh phong trào tiếng Anh trong nhà trường và không ngừng yêu cầu cao đối với đội ngũ giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh.

Thầy giáo Nguyễn Thọ Bảo, Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Thủy 1 (Cẩm Thủy)

Không phải là môn thi bắt buộc nhưng vẫn là môn học cần thiết

Hiện có nhiều ý kiến không đồng tình với việc ngoại ngữ trở thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT kể từ năm 2025.

Khách quan nhìn nhận, phương án thi tốt nghiệp mới gọn nhẹ hơn, giúp giảm chi phí, tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.

Dù vậy, việc ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT sẽ tác động lớn đến việc dạy học. Trước mắt, số lượng học sinh lựa chọn học và thi ngoại ngữ sẽ giảm nhiều. Về lâu dài, việc dạy và học ngoại ngữ sẽ mang tính “thực dạy, thực học” hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Cụ thể, trước đây dạy chủ yếu để đối phó với thi cử nên nặng về ngữ pháp, từ vựng thậm chí là “mẹo”; thì nay sẽ thiên về tính ứng dụng thực hành.

Đối với Trường THPT Cẩm Thủy 1, hiện tại có 9 giáo viên dạy tiếng Anh. Chất lượng bộ môn đang từng bước được cải thiện: Điểm trung bình xét tốt nghiệp của môn Ngoại ngữ năm học 2019-2020 là 3.20 điểm, đến năm học 2022-2023 điểm bình quân xét tốt nghiệp tăng lên là 3.79 điểm. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các năm học gần đây môn Ngoại ngữ ở Trường THPT Cẩm Thủy 1 đều có học sinh đạt giải (đã có giải nhì).

Để bảo đảm thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 nói chung, chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói riêng, Trường THPT Cẩm Thủy 1 xác định: Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên ngoại ngữ nói riêng: Cử giáo viên tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn chuyên môn của ngành; khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tăng cường tuyên truyền đối với phụ huynh và học sinh về sự cần thiết của ngoại ngữ cũng như những điểm mới trong dạy, học ngoại ngữ. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ; khuyến khích tổ chức các hoạt động ngoại khóa để dẫn dụ học sinh đến với ngoại ngữ...

Cô giáo Nguyễn Thị Cương, giáo viên môn tiếng Anh, Trường THPT Triệu Sơn 1 (Triệu Sơn)

Không phải là môn thi bắt buộc nhưng vẫn là môn học cần thiết

Môn tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dù ít, nhiều cũng đều ảnh hưởng tới tâm lý người dạy và người học. Giáo viên bộ môn tiếng Anh trong trường không tránh khỏi những lo lắng, băn khoăn vì sợ học sinh sẽ thờ ơ với môn học này, dẫn đến khó khăn cho các thầy cô khi lên lớp. Giáo viên trong nhóm Ngoại ngữ của nhà trường đã họp và đang tìm ra những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp hơn với học sinh.

Về phía học sinh, đối với những em không xét tuyển đại học bằng môn tiếng Anh thì sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào môn các em lựa chọn, không bị áp lực về việc học. Tuy nhiên, các phụ huynh và học sinh cũng cần nhận thức rõ: Môn tiếng Anh vẫn là môn được các trường xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau. Chính vì thế, tiếng Anh vẫn là môn quan trọng. Dù không phải là môn thi bắt buộc nhưng vẫn là môn học cần thiết cho học sinh sau này.

Tại Trường THPT Triệu Sơn 1, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên vẫn tiến hành dạy học bình thường và phải tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với sự thay đổi mới.

Việt anh (ghi)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]