(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai ở cấp THPT. Điểm mới của chương trình là học sinh được chọn các môn học theo sở thích, đồng thời xuất hiện môn học mới là Âm nhạc, Mỹ thuật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lo ngại của các nhà trường hiện nay là việc thiếu giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt đối với các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật.

Năm học 2022-2023: Lo ngại thiếu giáo viên các môn nghệ thuật

Từ năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai ở cấp THPT. Điểm mới của chương trình là học sinh được chọn các môn học theo sở thích, đồng thời xuất hiện môn học mới là Âm nhạc, Mỹ thuật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lo ngại của các nhà trường hiện nay là việc thiếu giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt đối với các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật.

Năm học 2022-2023: Lo ngại thiếu giáo viên các môn nghệ thuật

Thanh Hóa hiện có 88 trường THPT trên địa bàn vẫn chưa có giáo viên các môn nghệ thuật.

Năm học tới, học sinh lớp 10 học 7 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. Với các môn tự chọn, học sinh chọn 5 môn khác từ 3 nhóm môn (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật).

Những đổi mới này của Bộ GD&ĐT nhằm thúc đẩy toàn diện phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục. Tuy nhiên, để triển khai chương trình đạt hiệu quả đề ra cần có lộ trình và nỗ lực từ nhiều phía.

Năm học 2022-2023: Lo ngại thiếu giáo viên các môn nghệ thuật

Trường THPT Thiệu Hóa chưa dạy hai môn Âm nhạc và Mỹ thuật trong năm học 2022-2023 do thiếu giáo viên.

Thầy Lê Đăng Điển, Hiệu trưởng Trường THPT Thiệu Hóa (huyện Thiệu Hóa) chia sẻ: Do những năm trước không dạy môn này, nên nhà trường không có giáo viên biên chế. Vấn đề hợp đồng giáo viên cũng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề cần quan tâm như: Nếu không có giáo viên nghệ thuật, nhà trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, nếu tuyển mà trò không chọn học thì thầy cô sẽ không có việc làm.

Để không xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ, nhà trường sẽ xây dựng, bố trí hài hòa tỷ lệ giữa bộ môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học xã hội để sử dụng nguồn nhân lực hiện có. Giai đoạn đầu triển khai, trường chưa dạy hai môn Âm nhạc và Mỹ thuật. Những năm sau, dựa vào hướng dẫn của Sở và Bộ, nhà trường sẽ dần bổ sung giáo viên trong các nhóm còn thiếu để mở rộng các tổ hợp, giúp học sinh có nhiều lựa chọn hơn.

Tương tự, tại Trường THPT Quan Hóa (huyện Quan Hóa) dự kiến nhà trường sẽ có 8 lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Thầy giáo Lê Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Quan Hóa chia sẻ: Nhà trường cũng đã phối hợp với các trường THCS trên địa bàn để tìm nguồn giáo viên hợp đồng đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc cho chương trình học. Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường kiến nghị với Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh sớm có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ giáo viên hiện đang thiếu, nhất là các môn Âm nhạc, Mỹ thuật để các trường thực hiện hiệu quả chương trình mới.

Năm học 2022-2023: Lo ngại thiếu giáo viên các môn nghệ thuật

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 88 trường THPT trên địa bàn vẫn chưa có giáo viên các môn nghệ thuật, trong khi năm học mới đã cận kề. Thực tế này đòi hỏi các cấp, ngành liên quan cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Bà Bùi Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Sở đã ban hành công văn hướng dẫn các trường THPT tìm nguồn các sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường chưa được tuyển dụng; Đấu mối với Phòng giáo dục tìm hiểu trên địa bàn có những giáo viên dạy THCS, tiểu học đủ điều kiện dạy THPT để hợp đồng dạy. Sở cũng đấu mới với Trường Đại học VHTTDL, đề nghị UBND tỉnh giao chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên 2 bộ môn này trong năm học tới…

Thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên các môn đặc thù là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nay. Để việc đổi mới đạt hiệu quả thực chất thì vấn đề nguồn nhân lực thực hiện chương trình mới cần được quan tâm, chú trọng, đào tạo.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]