(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Không chỉ có những tính năng vượt trội trong xây dựng, vật liệu xây không nung (VLXKN) còn được xem là một giải pháp hữu hiệu, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất nông nghiệp... Tại Thanh Hóa, lộ trình phát triển VLXKN theo Quyết định số 567 của Chính phủ ngày 28/4/2010, đã và đang đạt những kết quả bước đầu...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lộ trình phát triển vật liệu xây không nung tại Thanh Hóa (Bài 1): Kết quả khả quan trong phát triển VLXKN

(VH&ĐS) Không chỉ có những tính năng vượt trội trong xây dựng, vật liệu xây không nung (VLXKN) còn được xem là một giải pháp hữu hiệu, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất nông nghiệp... Tại Thanh Hóa, lộ trình phát triển VLXKN theo Quyết định số 567 của Chính phủ ngày 28/4/2010, đã và đang đạt những kết quả bước đầu...

Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: Năm 2014 trên địa bàn tỉnh có 132 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, với tổng sản lượng 1,1 tỷ viên/năm. Trong đó, 90 cơ sở sản xuất gạch thủ công, lò thủ công cảitiến, lò đứng; 35 nhà máy gạch Tuynel... Và chỉ có 7 cơ sở sản xuất gạch không nung (GKN) chủ yếu là gạch bê tông block, gạch nhẹ, với tổng công suất thiết kế 204 triệu viên QTC/năm.

Thực tế việc phát triển loại vật liệu nung đã gây thất thoát nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất... VLXKN ra đời với những đặc tính ưu việt trong thiết kế xây dựng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm dôi dư trong khai thác, sản xuất đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính; tiết kiệm nhiên liệu than, dầu, khí, điện... Đây được xem là một trong những bước tiến mới của lĩnh vực xây dựng, và lộ trình dần thay thế cho loại gạch nung bằng đất sét.

Ông Đinh Việt Cường - Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Thanh Hoá được xem là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh đầu tư phát triển VLXKN cho biết: Sở dĩ doanh nghiệp lựa chọn và đầu tư vào phát triển loại vật liệu mới này là bởi, đây là loại vật liệu có tính hàm lượng công nghệ khoa học cao, thân thiện với môi trường, đã và đang được Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương khuyến khích đầu tư, phát triển nhân rộng. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng tại Thanh Hóa lớn, thị trường rộng, môi trường cạnh tranh còn ít, cơ chế khuyến khích đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư dây chuyền không lớn... là những yếu tố thuận lợi khiến doanh nghiệp sẵn sàng dấn thân vào sản xuất kinh doanh VLXKN.

Ông Cường phân tích, để đầu tư một dây chuyền GKN là hơn 2 tỷ đồng, nhà xưởng cộng máy móc khác là 3 tỷ đồng. Như vậy, chỉ với hơn 5 tỷ đồng, ông Cường đã có một dây chuyền sản xuất GKN. Nếu so sánh với dây chuyền gạch nung đất sét thì giá trị đầu tư ban đầu của loại GKN này chỉ bằng một phần nhỏ. Nếu so sánh về giá thành thì loại GKN có giá thành thấp hơn so với gạch nung và chi phí đầu tư cũng rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú hơn so với vật liệu nung.

Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào VLXKN.

Từ những lợi thế này, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển VLXKN. Cụ thể Quyết định số 567 của Chính phủ ngày 28/4/2010 phê duyệt chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020; Chỉ thị số 10 ngày 16/4/2012 của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sử dụng gạch đất sét; Thông tư 09 của Bộ Xây dựng ngày 28/11/2012, quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng; UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ra Kế hoạch số 104 ngày 26/8/2014 thực hiện chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh... Đó là những điều kiện thuận lợi về chính sách, thu hút các nhà đầu tư đến với VLXKN.

Rõ ràng, VLXKN đã và đang khẳng định tính ưu việt của nó so với những sản phẩm từ vật liệu nung. Không chỉ ở giá thành sản phẩm, mẫu mã đa dạng, đa kích thước, chủng loại góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình xây dựng, độ bền công trình mà nó còn góp phần tận thu nguồn nguyên vật liệu dư thừa, tồn dư từ các lĩnh vực khai thác, các ngành công nghiệp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng đến một không gian xanh. Vì vậy, việc các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất VLXKN ngày càng tăng nhanh được xem là điều tất yếu.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, tín hiệu vui từ thị trường tiêu thụ VLXKN cho thấy người dân, doanh nghiệp, các chủ đầu tư công trình xây dựng đã và đang có những sự thay đổi trong cách nhìn nhận và lựa chọn loại vật liệu mới này - VLXKN. Ông Đinh Việt Cường - Giám đốc Công ty CP Khoáng sản Thanh Hóa vui mừng chia sẻ: “Cũng bởi thị trường rộng, lượng tiêu thụ lớn nên sản lượng GKN hàng năm không ngừng tăng. Nếu năm 2012, sản lượng sản xuất của công ty chỉ đạt 1 triệu viên QTC/năm thì năm 2013 đã đạt 3 triệu viên QTC/năm, năm 2014 đạt 7 triệu viên QTC/năm và đến nay là 25 triệu viên QTC/năm”.

Trước những bước tiến trong phát triển VLXKN tại Thanh Hóa thời gian qua, ông Nguyễn Hữu Đức - Phó trưởng phòng VLXD, Sở Xây dựng Thanh Hóa khẳng định: Mục tiêu phát triển VLXKN tại Thanh Hoá tính đến thời điểm hiện tại về cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra. Nếu như năm 2014 mới chỉ có 7 doanh nghiệp sản xuất GKN, với tổng công suất thiết kế 204 triệu viên QTC/năm thì đến năm 2016 đã là 22 doanh nghiệp, tổng công suất 511 triệu viên QTC/năm. Đây được xem là những tín hiệu tốt trong việc phát triển VLXKN và xóa bỏ lò gạch thủ công đến năm 2020.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]