(vhds.baothanhhoa.vn) - Độc giả Trần Ngọc Điệp hỏi: “Có người cho rằng, từ “đểu cáng” nghĩa gốc chỉ những người cáng thuê và gánh thuê ngày trước. Nguyên là ngày xưa khi chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, mỗi khi cần đi đâu, người ta phải thuê người cáng đi – nhất là người già hoặc người đang ốm đau, bệnh tật. Còn đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh. Người gánh thuê được gọi là đểu, còn người cáng thuê được gọi là cáng.

Nghề “đểu cáng” không có gì xấu

Độc giả Trần Ngọc Điệp hỏi: “Có người cho rằng, từ “đểu cáng” nghĩa gốc chỉ những người cáng thuê và gánh thuê ngày trước. Nguyên là ngày xưa khi chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, mỗi khi cần đi đâu, người ta phải thuê người cáng đi – nhất là người già hoặc người đang ốm đau, bệnh tật. Còn đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh. Người gánh thuê được gọi là đểu, còn người cáng thuê được gọi là cáng.

Nghề đểu cáng không có gì xấu

Hầu hết “đểu” và “cáng” là những người lao động chân tay, ít học, nghèo khổ cùng cực nên lắm lúc cái việc giành giật khách, rồi sự ăn chia tiền công thường không đều, dẫn đến không vừa ý với nhau, cãi nhau, chửi nhau, thậm chí đánh nhau là việc xảy ra như cơm bữa. Thế nên dân gian có câu “Đối xử với nhau như cái bọn đểu cáng!” và rồi nghĩa hiện đại của từ này được hiểu là gian manh, lừa lọc, phản phúc bất kể đạo đức.

Xin chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” cho biết cách giải thích trên đây có đúng không?

Trân trọng cảm ơn”.

Trả lời:

Thực ra, có khá nhiều nguồn tài liệu và bài viết đưa ra cách giải thích giống như độc giả Trần Ngọc Điệp trích dẫn trên đây. Ví dụ mục “đểu”, Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng là “Phu gánh thuê. Nghĩa rộng: hạng người hèn mạt, vô hạnh”; mục “đểu cáng”, từ điển này giảng là “phu gánh và phu cáng”.

Trong bài “Đường đi và người đi - Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa” - TT&VH số ra 18/12/2011) nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng giải thích nguồn gốc của từ “đểu cáng” như sau:

“Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”. (Dẫn theo Vương Trí Nhàn)(1).

Trong bài “Lắt léo chữ nghĩa “đểu cáng” và “cửu vạn” (Vương Trung Hiếu - báo Thanh Niên - 2021) đưa ra cách giải thích tương tự.

Thực ra cách giải thích trên đây chỉ là xuất phát từ sự nhầm lẫn, suy diễn, mắc lỗi đồng âm mà dị tự, dị nghĩa.

  1. “Đểu cáng” với nghĩa phu gánh thuê

Chữ “đểu” trong “đểu cáng” (danh từ, chỉ phu gánh thuê) là một từ Việt gốc Hán, vốn bắt nguồn từ chữ “điêu” (âm khác là khiêu, điệu, điểu, điếu), nghĩa là gánh gồng, khêu chọc, đưa đi chỗ khác. Mối quan hệ giữa IÊU ÊU ta có thể thấy một cách rõ ràng như khiêu khêu (khêu gợi, khêu bấc đèn); điều đều (đều hay lẽ phải, lắm đều),...(2)

Còn chữ “cáng” cũng là từ Việt gốc Hán, chính là chữ “cang” (hay cang có nghĩa là mang, vác, cõng, khiêng. Mối quan hệ ngữ âm ANG ÁNG, ta có thể thấy trong các từ như đang đáng (chính đang chính đáng; xác đang xác đáng; cang đang

cáng đáng,...)

Như vậy, “đểu” và “cáng” là hai từ Việt gốc Hán vốn từ hai chữ “điêu” và “cang” chỉ hành động gánh gồng, mang vác; trong tiếng Việt nó được dùng để chỉ những người làm nghề gánh thuê, mang vác thuê.

2.“Đểu cáng” với nghĩa ba que, đểu giả, xỏ lá

Chữ “đểu” trong “đểu cáng” (tính từ) với nghĩa xỏ xiên, lừa đảo, bất chấp đạo lí (đồng nghĩa ba que, đểu giả, xỏ lá), lại là một từ Việt gốc Hán vốn là chữ điêu có nghĩa là gian lận, điêu ngoa, xảo trá. Mối quan hệ IÊU ÊU chúng tôi đã chứng minh ở mục 1 và có thể kể thêm ở đây như: tiếu tếu (tếu táo); tiêu têu (đầu têu),...

Còn chữ “cáng” trong “đểu cáng” (tính từ) chúng tôi cho rằng, đây cũng là từ Việt gốc Hán vốn từ chữ “cang” nghĩa là cao ngạo, vô lễ (như Hán ngữ đại từ điển đã giảng).

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi chữ “đểu” vốn được một số cuốn từ điển giảng là “hạng người hèn mạt, vô hạnh” (Việt Nam tự điển – Hội Khai trí Tiến đức); “trái với luân - thường, trái với đạo làm người” (Tự điển Việt Nam phổ thông – Đào Văn Tập); “vô học, vô giáo dục” (Việt Nam tân tự điển – Thanh Nghị); “hèn mạt, xỏ xiên, mất dạy” (Từ điển tiếng Việt – Văn Tân chủ biên). Về sau này, “đểu” mới được dùng với nghĩa “xỏ xiên, lừa đảo, bất chấp đạo lí” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê). Theo đây, điêu/đểu (vô học, vô giáo dục) đi với cang/cáng (cao ngạo, vô lễ), để tạo nên một từ ghép đẳng lập, chỉ hạng người xỏ xiên, lừa đảo, bất chấp đạo lí nói chung, cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Như vậy, có hai từ điêu cang đểu cáng: 1. Điêu cang đểu cáng (danh từ, gọi là “đểu cáng 1”), chỉ những người gánh thuê; 2. Điêu cang đểu cáng (tính từ, gọi là “đểu cáng 2”), có nghĩa xỏ xiên, lừa đảo, bất chấp đạo lí đồng nghĩa với từ ba que, đểu giả, xỏ lá. Do không hiểu nghĩa gốc của “đểu cáng 2”, nên người ta suy diễn cho rằng, nó xuất phát từ nghĩa của “đểu cáng 1” mà thành và nghĩ oan cho những người làm nghề “đểu cáng” - gánh thuê.

Hoàng Trinh Sơn (CTV)

(1) - Thực ra chữ “manh” trong từ “lưu manh” không có nghĩa là “mù” như nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng viết (điều này có được Vương Trí Nhàn phản biện và chúng tôi sẽ nói đến kỹ hơn trong một bài viết khác).

(2) - Tham khảo Tầm-nguyên tự-điển Việt-Nam (Lê Ngọc Trụ - NXB TP Hồ Chí Minh – 1993).

(3)- Chữ “đểu” vốn là từ chữ “điêu” đã được Lê Ngọc Trụ chỉ ra trong Tầm-nguyên tự-điển Việt-Nam (sách đã dẫn - 1993) và An Chi có nói tới trong bài “Nghĩa hiện hành của “đểu cáng” chỉ là nghĩa sự cố” (báo Petrotimes.vn – 2013).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]