(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo thống kê của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Thanh Hóa, toàn tỉnh có 22.855 người bị phơi nhiễm CĐDC, trong đó có 16.108 người được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của Nhà nước (hiện đang chi trả chế độ cho 13.700 người, gần 3.000 người đã chết. Còn 2.524 nạn nhân mang trong mình di chứng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng họ vẫn chưa được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mòn mỏi chờ được hưởng chế độ chất độc da cam

(VH&ĐS) Theo thống kê của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Thanh Hóa, toàn tỉnh có 22.855 người bị phơi nhiễm CĐDC, trong đó có 16.108 người được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của Nhà nước (hiện đang chi trả chế độ cho 13.700 người, gần 3.000 người đã chết. Còn 2.524 nạn nhân mang trong mình di chứng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng họ vẫn chưa được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC.

Theo quy định tại khoản 2, điều 57, Thông tư 05 của Bộ LĐ-TB&XH, hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC là “một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐDC: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐDC được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước”. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại giấy tờ trên chỉ ghi phiên hiệu đơn vị mà không ghi rõ địa điểm đơn vị đóng quân, chiến đấu, do vậy khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng không có căn cứ xác nhận thời gian tham gia hoạt động kháng chiến của đối tượng để làm cơ sở tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi.

Thực tế phản ánh từ các địa phương cũng cho thấy, một trong bất cập lớn nhất hiện nay là khâu chứng nhận y khoa cho đối tượng bị phơi nhiễm, trong đó sự thiếu thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn đã khiến nạn nhân CĐDC gặp lúng túng trong quá trình làm hồ sơ.

Vì vậy, đã có chuyện con được hưởng chính sách nhưng cha thì không, chỉ vì cha không thu thập đủ giấy tờ, do thất lạc, đơn vị cũ đã giải tán hoặc đổi phiên hiệu không tìm lại được để xin chứng thực thời gian và địa điểm đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Hoặc bố được hưởng nhưng con dị tật chưa được hưởng. Có trường hợp bệnh viện xác nhận bị mắc một trong các bệnh có trong danh mục bệnh tật Bộ Y tế quy định nhưng Hội đồng giám định y khoa không xác nhận bệnh tật. Có những trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo, thậm chí bị ung thư nhưng lại không nằm trong danh mục 17 loại bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học theo quy định nên không được hưởng chế độ.

Ở độ tuổi 75, ông Hoàng Văn Tường vẫn phải mòn mỏi chờ được hưởng chế độ chất độc da cam.

Trường hợp của ông Hoàng Văn Tường, xã Quảng Nham, Quảng Xương là một ví dụ. Ông tham gia chiến đấu vào thời gian quân đội Mỹ rải chất độc hóa học nhiều nhất. Vợ chồng ông sinh con đều bị di chứng CĐDC (câm điếc bẩm sinh) được hưởng chế độ CĐDC thuộc đối tượng con của người tham gia kháng chiến. Nhưng ông lại không được hưởng chế độ. Theo Hội đồng Y khoa, bệnh tật mà ông mắc phải lại không nằm trong danh mục để công nhận bị nhiễm CĐDC.

Nói về bất cập trong khâu chứng nhận y khoa cho nạn nhân CĐDC, bác sĩ Nguyễn Hoài Sâm, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa cho biết: “Những người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau, nhưng có nhiều bệnh không nằm trong danh mục các bệnh, tật có liên quan đến CĐDC theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy trong quá trình khám, điều trị, chứng nhận y khoa của bệnh viện và xác nhận của Trung tâm Giám định y khoa không thể chứng nhận cho đối tượng được, ví như bệnh parkinson, bệnh tim thiếu máu cục bộ, cao huyết áp”...

Thiết nghĩ để thực hiện chế độ chính sách cho nạn nhân CĐDC, cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ nhằm giảm bớt thủ tục, có cách làm vừa linh hoạt vừa chặt chẽ trong quá trình xác nhận, thẩm định nhưng không chậm trễ để những đối tượng nạn nhân da cam/dioxin được thụ hưởng chính sách xứng đáng với công lao của họ trong thời gian tham gia kháng chiến.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]