(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau gần 2 năm “bén duyên” trên vùng đất đồi xã Cán Khê, Như Thanh, mô hình trồng cây gai xanh theo hướng liên kết của gia đình ông Hà Văn Thiết là một trong những điểm sáng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được địa phương quan tâm, nhân rộng.

Người tiên phong đưa cây gai xanh lên vùng đất Cán Khê

Sau gần 2 năm “bén duyên” trên vùng đất đồi xã Cán Khê, Như Thanh, mô hình trồng cây gai xanh theo hướng liên kết của gia đình ông Hà Văn Thiết là một trong những điểm sáng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được địa phương quan tâm, nhân rộng.

Người tiên phong đưa cây gai xanh lên vùng đất Cán Khê

Ông Hà Văn Thiết, thôn 8 xã Cán Khê tiên phong đưa cây gai xanh về trồng trên vùng đất đồi địa phương.

Chúng tôi tìm đến khu đồi sản xuất của ông Hà Văn Thiết khi mặt trời đã đứng bóng, nhưng ông vẫn mải miết lao động, thu hoạch diện tích sắn, ngô để giải phóng đất chuẩn bị xuống giống cây gai xanh cho vụ mới.

Chỉ tay về vùng đồi rộng 2,37 ha xanh mướt, ông Thiết cho biết: Thực hiện đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, từ năm 2019 UBND huyện Như Thanh đã tuyên truyền vận động để người dân đưa cây gai xanh về trồng trên những vùng đồi của địa phương. Tuy nhiên, gần 2 năm triển khai nhưng không hộ dân nào đăng ký phát triển loại cây trồng này, nên gia đình tôi xung phong thử sức với loại cây trồng mới.

Người tiên phong đưa cây gai xanh lên vùng đất Cán Khê

Nhà máy dệt An Phước thu mua toàn bộ sản lượng sợi gai khô của gia đình ông Hà Văn Thiết. (Ảnh NVCC)

Ông Hà Văn Thiết nhận thấy gai xanh là cây trồng có đặc tính tốt, giá trị sử dụng cao như thân vỏ có thể sản xuất thành sợi dệt vải, lá được sử dụng làm phân hữu cơ bón cho đất lại có thể trồng lưu gốc nhiều năm nên chi phí đầu tư thấp. Hơn nữa, đây là cây trồng được tỉnh khuyến khích phát triển, được hỗ trợ liên kết, bao tiêu sản phẩm với nhà máy dệt An Phước (Cẩm Thủy), đầu ra ổn định nên nếu tuân thủ đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn diên tích mía, sắn…

Cuối năm 2020, ông Hà Văn Thiết đã liên hệ với địa phương, đấu mối với Nhà máy dệt An Phước đưa giống cây gai xanh AP1 về trồng. Được cán bộ kỹ thuật của nhà máy hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nên sau 3 tháng cây gai xanh đã cho thu hoạch, với năng suất khoảng 6,5 tạ/ha sợi khô, lợi nhuận đạt 33 triệu đồng/ha. Mỗi năm với diện tích sản xuất gần 3 ha, gia đình ông có lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, cao hơn trồng sắn khoảng 2,5 lần.

Người tiên phong đưa cây gai xanh lên vùng đất Cán Khê

Theo ông Thiết, chi phí đầu tư cho sản xuất cây gai xanh không lớn, nhưng lợi nhuận đạt 100 triệu đồng/ha/năm

Ông Thiết, cho biết: Đầu tư ban đầu cho diện tích trồng cây gai xanh không lớn, khoảng 30 triệu đồng/ha bao gồm giống, nhân công, vật tư sản xuất. Sau 1 năm đầu tiên, gia đình đã thu hoạch được 3 lứa, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Từ năm thứ 2 trở đi, chi phí để phát triển cây gai xanh tương đối thấp, lợi nhuận từ đó sẽ tăng lên. Do đó, với hơn 4 ha đất đồi hiện có, gia đình ông dự kiến mở rộng diện tích sản xuất cây gai xanh, vừa phát triển kinh tế, vừa nhân rộng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả trong Nhân dân.

Người tiên phong đưa cây gai xanh lên vùng đất Cán Khê

Từ mô hình tiên phong hiệu quả, UBND xã Cán Khê đang tìm hướng nhân rộng diện tích cây gai xanh trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND xã Cán Khê Lê Viết Hương cho biết: Ngoài việc tập huấn cho nông dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gai xanh, UBND xã tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, vận động để Nhân dân trong xã chuyển đổi sang sản xuất cây gai xanh. Đồng thời ưu tiên phát triển những diện tích có đủ điều kiện đầu tư thâm canh, người dân có trình độ sản xuất, có khả năng đầu tư để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy, giúp người nông dân thoát nghèo bền vững.

Ngọc Hoà


Ngọc Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]