(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong chuyến công tác vùng cao lần này chúng tôi lại có dịp trở lại xã Lương Trung (Bá Thước). Trên những thôn bản của mảnh đất vùng cao, không khí lao động sản xuất của người dân nơi đây dường như tích cực hơn, khẩn trương hơn để thu hoạch những diện tích mía, sắn còn lại. Người dân Lương Trung đang nỗ lực chinh phục, cải tạo vùng đất khó với nhiều mô hình điển hình, cách làm hay và đang phát huy hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực chinh phục vùng đất khó Lương Trung

(VH&ĐS) Trong chuyến công tác vùng cao lần này chúng tôi lại có dịp trở lại xã Lương Trung (Bá Thước). Trên những thôn bản của mảnh đất vùng cao, không khí lao động sản xuất của người dân nơi đây dường như tích cực hơn, khẩn trương hơn để thu hoạch những diện tích mía, sắn còn lại. Người dân Lương Trung đang nỗ lực chinh phục, cải tạo vùng đất khó với nhiều mô hình điển hình, cách làm hay và đang phát huy hiệu quả.

Nằm cách trung tâm huyện hơn 20km, xã Lương Trung có 10 thôn, cuộc sống của người dân nơi đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nên gặp không ít khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp, xã tập trung vào một số cây mũi nhọn có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như cây ngô, lúa, đậu tương... Xác định muốn tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững thì phải đổi mới tư duy, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi cách nghĩ, cách làm như: Thâm canh tăng vụ, đưa các giống cây trồng có chất lượng vào, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi cho bà con.

Diện mạo nông thôn xã Lương Trung (Bá Thước) nhiều khởi sắc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Thượng Xuân - Chủ tịch UBND xã Lương Trung cho biết: Nếu nói về sự nghèo khó trước đây của Lương Trung kể cả ngày cũng không hết. Thế nhưng mấy năm trở lại đây đời sống của nhân dân trong xã đã được nâng lên một cách rõ rệt. Đó là nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các chương trình hỗ trợ sản xuất đã giúp cho đời sống người dân được nâng lên rõ nét, phương thức sản xuất cũng dần thay đổi theo. Nếu như trước đây, người dân ở đây quen với tập quán thả rông gia súc, nay đã xây dựng chuồng trại, chăn dắt trâu, bò... Chính nhờ sự chuyển đổi tập quán chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của xã ngày một phát triển. Đến nay cả xã có tổng đàn gia súc lên tới gần 2.000 con; hơn 1.600 con dê, lợn. Nguồn thu từ chăn nuôi hàng năm mang lại giá trị kinh tế không nhỏ, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trong xã.

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã luôn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Công tác giáo dục và y tếđược quan tâm, 100% trẻ em của xã đều được đến trường, đội ngũ thầy thuốc của trạm hiện đã đáp ứng được những nhu cầu về khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân địa phương…

Trong xây dựng nông thôn mới, Lương Trung đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận. Đến nay xã đã hoàn thành 11 tiêu chí, có 2 thôn đề nghị huyện công nhận đạt chuẩn NTM. Hạ tầng cơ sở được chú trọng đầu tư, trường học, trạm y tế khang trang, 9/10 thôn xây dựng được cổng làng khang trang, đường đất đã được thay thế bằng đường bê tông rộng, vững chắc.

Những kết quả đã đạt được sẽ là động lực đưa Lương Trung vượt qua khó khăn của chặng đường phía trước, tạo niềm tin cho cán bộ, nhân dân tập trung phát triển KT-XH.

Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]