(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp các em thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số từ trường học

Những năm gần đây nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp các em thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước biểu diễn khua luống trong các hoạt động của nhà trường.

Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Bá Thước có 240 học sinh, hầu hết là người dân tộc Mường, Thái. Tại đây, ngoài việc giảng dạy, học tập theo chương trình chính khóa, nhà trường còn lồng ghép các chương trình giáo dục địa phương vào từng môn học. Đó là truyền dạy cho học sinh về kiến trúc nhà cửa, trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc Mường, Thái; văn hóa phi vật thể, truyền dạy những điệu dân ca, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc...

Nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống, gìn giữ nét văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên theo hình thức tích hợp qua các môn học ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân; tổ chức trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng như sân khấu hóa, tham quan, tìm hiểu thực tế tại các thôn, điểm có nét văn hóa, di tích lịch sử...

Thầy giáo Trần Văn Thuần - Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Bá Thước cho biết: Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà trường đã có những việc làm thiết thực như: Quy định các em mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 hàng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đây là một cách giáo dục hiệu quả cho các em về nét đẹp văn hóa, biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Các thầy, cô giáo được phân công, giao nhiệm vụ truyền dạy văn hóa cũng tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh qua sách, báo để khai thác, nắm bắt các nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc trên địa bàn, từ đó có thêm kiến thức nhằm truyền dạy cho học sinh.

Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Quan Sơn cũng có nhiều hoạt động thiết thực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Học sinh của nhà trường đa phần là con em đồng bào dân tộc Thái. Bởi vậy, việc gìn giữ, phát huy sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc này được nhà trường đặc biệt quan tâm giáo dục lồng ghéo qua các hội thi, ngày kỷ niệm thành lập Đảng, thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh Bác Hồ 19/5 hay nhân dịp đón tết cổ truyền của dân tộc... Ví như giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao; tham gia các trò chơi dân gian mang bản sắc truyền thống như nhảy sạp, ném còn, đẩy gậy... hay các hoạt động nấu ăn giới thiệu các món ăn truyền thống như thắng cố, khau nhục, rêu đá...

Không dừng lại ở 2 trường học trên, nhiều trường học ở các huyện miền núi Thanh Hóa đã quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc làm này đã góp phần là định hướng quan trọng để thanh - thiếu niên rèn luyện trở thành những công dân có ích, tạo môi trường giáo dục thân thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh. Đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở các nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc kết hợp, lồng ghép, chưa trở thành là hoạt động thường xuyên. Thực trạng này đang cần thêm sự cố gắng của các cấp ủy chính quyền địa phương và các nhà trường, cũng như ngành giáo dục.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]