(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - Vietlex, bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) giảng: “luân canh đg. [phương thức canh tác] trồng thay đổi nhiều loại cây trên một diện tích đất nhất định vào mỗi năm, mỗi mùa; phân biệt với chuyên canh, luân canh giữa lúa và màu ~ trồng luân canh”.

“Luân canh” là gì?

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - Vietlex, bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) giảng: “luân canh đg. [phương thức canh tác] trồng thay đổi nhiều loại cây trên một diện tích đất nhất định vào mỗi năm, mỗi mùa; phân biệt với chuyên canh, luân canh giữa lúa và màu ~ trồng luân canh”.

“Luân canh” là gì?

Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giảng: “luân canh (luân: lần lượt; canh: cày ruộng) Trồng lần lượt mỗi vụ một thứ cây: Muốn thâm canh, thì phải chuyên canh, đồng thời phải biết luân canh (Lê Duẩn)”.

Cả hai cuốn từ điển trên đây đều có chỗ chưa chính xác, đó là xác định thời hạn luân canh giữa cây trồng này với cây trồng khác là “mỗi năm”, “mỗi vụ”, trong khi thực tế, là tùy từng loại cây trồng mà luân canh được xác định theo chu kỳ mỗi vụ, mỗi năm, hay hai, ba năm một lần. Riêng Từ điển từ và ngữ Việt Nam có thêm lỗi giảng nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ luân canh. Cụ thể:

- “Canh” k trong “luân canh” được hiểu là canh tác, trồng trọt, sản xuất nói chung, chứ không phải “cày ruộng”. Bởi vậy, ngoài khái niệm luân canh, còn có thâm canh, quảng canh, xen canh,... Mặt khác, không chỉ đối với cây trồng nông nghiệp mới được gọi là “canh”, mà còn có “nuôi cua thâm canh/quảng canh”, “nuôi tôm thâm canh/quảng canh”,... Câu tục ngữ Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền, cho thấy rõ, canh ở đây được hiểu theo nghĩa là sản xuất, nuôi trồng nói chung (như: canh trì = nuôi cá; canh viên = làm vườn; canh điền = làm ruộng).

- “Luân” —Ô, trong “luân canh”, có nghĩa là “thay đổi” nói chung, không chỉ thời gian cụ thể (như luân lưu —Ô#¬ - lần lượt thay đổi). Bởi vậy, “luân canh” không dứt khoát phải “lần lượt mỗi vụ một thứ cây”, mà sau một vài vụ, một vài năm, thậm chí 4 đến 5 năm (tùy từng loại cây trồng và yêu cầu của đất đai), mới “luân canh” cây trồng khác.

Mục đích của luân canh là cải tạo độ phì của đất, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, tăng hiệu quả sử dụng đất khi quay lại một chu kỳ canh tác mới. Bởi vì, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng khác nhau, sâu bệnh hại cũng không giống nhau (Rau nào sâu ấy - Tục ngữ), nên khi luân canh, thì cây trồng mới có thể sử dụng được chất dinh dưỡng mà cây trồng cũ không cần đến, trong khi lại tạo ra chất dinh dưỡng, cải tạo đất (như luân canh đậu, lạc) cho cây trồng kế tiếp; mặt khác, luân canh có thể cắt đứt nguồn thức ăn hoặc môi trường sinh sản, gây hại của sâu bệnh (do cây trồng mới không phải là thức ăn, hoặc đối tượng gây hại của loại sâu bệnh trên cây trồng cũ). Ví dụ, mía có một số sâu bệnh hại nguy hiểm như: bọ hung, rệp bông trắng, sâu đục thân... Khi chuyển sang luân canh đậu, lạc, thì các đối tượng sâu bệnh này sẽ chết, hoặc bị hạn chế sinh sôi, vì đậu lạc không phải là nguồn thức ăn của chúng. Theo đây, người ta có thể trồng mía liên tục trong 3 năm (gồm 1 năm mía tơ, 2 năm mía lưu gốc) sau đó chuyển sang trồng lạc, đậu 1 năm, rồi lại bắt đầu chu kỳ mới, tiếp tục trồng mía.

Đối với một số loại cây, chu kỳ luân canh không thể diễn ra theo từng vụ, từng năm. Ví như với cây mía, năng suất và chất lượng cao nhất không phải là vụ đầu tiên (mía tơ), mà là vụ mía lưu gốc (tiếp sau mía tơ). Bởi vậy, nếu chỉ sau một năm mà đã phá mía đi để luân canh, thì có nghĩa cây mía chưa kịp đạt tới năng suất, chất lượng cao nhất của chu kỳ trồng trọt, đã bị thay thế bằng cây trồng khác. Điều này sẽ khiến nông dân lỗ vốn, phí công đầu tư làm đất, giống, phân bón...

Luân canh là biện pháp khoa học được các nhà nông học thừa nhận và khuyến cáo áp dụng trong nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, đây là phương thức canh tác không phải ngày nay mới có, mà là kinh nghiệm sản xuất cổ truyền, có lịch sử lâu đời của nhiều cư dân trồng trọt. Sách Quảng - đông tân ngữ chép: “Người huyện Tăng - thành (thuộc tỉnh Quảng - đông) trồng nhiều chuối. Cứ ba bốn năm, họ lại đẵn hết chuối đi, mà lấy chỗ trồng mía. Mía được đất chuối mọc cũ, thì tốt, và ngọt. Trồng mía một, hai năm, xong họ lại trồng chuối, trồng xen thêm khoai củ, thì đều được thơm ngon. Chuối với mía, lần lượt trồng thay nhau, khí vị ưa nhau, ngon hơn nơi khác.” (Vân Đài loại ngữ - Lê Quý Đôn). Qua ví dụ này chúng ta càng thấy rõ, phương thức luân canh giữa mía và chuối, được tính bằng nhiều năm, chứ không phải một vụ, một năm.

Mẫn Nông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]