(vhds.baothanhhoa.vn) - Đi qua những thăng trầm, biến động của lịch sử dân tộc, những giá trị không mất đi chính là văn hóa. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng xác định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước” và “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Tuy nhiên, thực tế công tác văn hóa nói chung, văn hóa ở cơ sở nói riêng hiện nay đang gặp không ít khó khăn và cả những bất cập. Để hiểu rõ hơn, Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có trao đổi với các ông, bà: Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa; Cao Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Xuân; Phạm Văn Hoài, công chức văn hóa - xã hội xã Vân Am (Ngọc Lặc).

Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển

Đi qua những thăng trầm, biến động của lịch sử dân tộc, những giá trị không mất đi chính là văn hóa. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng xác định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước” và “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Tuy nhiên, thực tế công tác văn hóa nói chung, văn hóa ở cơ sở nói riêng hiện nay đang gặp không ít khó khăn và cả những bất cập. Để hiểu rõ hơn, Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có trao đổi với các ông, bà: Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa; Cao Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Xuân; Phạm Văn Hoài, công chức văn hóa - xã hội xã Vân Am (Ngọc Lặc).

Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển

Ảnh minh họa.

Tin liên quan:
  • Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển
    Làm văn hóa không say mê dễ “bỏ nghề”

    Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của đất nước. Để văn hóa phát huy sức mạnh, vai trò của người làm văn hóa vô cùng quan trọng. Dù mỗi người đảm trách công việc khác nhau song mỗi cán bộ văn hóa với tình yêu, say mê dành cho công việc, đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn, âm thầm cống hiến. Và câu chuyện kể của những người làm văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về công việc tưởng dễ mà khó.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương: Muốn văn hóa cơ sở phát triển, phải đồng bộ các thiết chế văn hóa

Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển

PV: Thưa bà Nguyễn Thị Mai Hương, bà đánh giá như thế nào về phong trào văn hóa ở cơ sở hiện nay?

Bà Nguyễn Thị Mai Hương: Những năm gần đây, hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phong trào văn hóa ở cơ sở đạt được nhiều kết quả. Các hoạt động văn hóa không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn góp phần giúp các địa phương phát triển du lịch. Điều này được minh chứng rõ nhất ở những khu, điểm du lịch như Pù Luông (Bá Thước), Bản Mạ (Thường Xuân)... Khách du lịch được tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi và khám phá các giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa thông qua các hoạt động văn hóa.

Xác định được vai trò quan trọng của văn hóa cơ sở, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Thời gian qua, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã tích cực đấu mối với các địa phương mở các lớp tập huấn về bảo tồn di sản - văn hóa, xây dựng các chương trình văn nghệ...

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung, các địa phương nói riêng đã có sự quan tâm nhất định dành cho công tác văn hóa. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì sự quan tâm đó không phải ở tất cả các địa phương. Có nhiều nơi, lãnh đạo địa phương chưa nhìn nhận đúng vai trò của công tác văn hóa- thể thao cơ sở. Điều đó dẫn đến sự quan tâm cho các hoạt động còn hạn chế, các phong trào văn hóa- thể thao gặp nhiều khó khăn khi tổ chức. Thực tế, địa phương nào lãnh đạo quan tâm thì ở đó phong trào văn hóa cơ sở phát triển và ngược lại.

PV: Một trong những yếu tố quyết định hoạt động - phong trào văn hóa ở cơ sở chính là thiết chế văn hóa. Theo bà, thiết chế văn hóa cơ sở nên được nhìn nhận như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Mai Hương: Lâu nay, nhiều người hiểu về các thiết chế văn hóa cơ sở chưa thực sự đầy đủ. Thiết chế văn hóa ngoài cơ sở vật chất còn là bộ máy (con người) điều hành, các chương trình, hoạt động tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều nơi mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, còn yếu tố con người, các hoạt động lại chưa được chú trọng. Nếu các hoạt động văn hóa (vì nhiều lý do) không được tổ chức thường xuyên thì sẽ dẫn đến sự lãng phí cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, muốn tổ chức các phong trào, hoạt động văn hóa thì vấn đề lại quay trở lại câu chuyện “sự quan tâm” của lãnh đạo địa phương dành cho hoạt động văn hóa. Dù rằng hiện nay, xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa cơ sở ở nhiều nơi đã được làm khá tốt, tuy nhiên vai trò trong công tác tổ chức, điều hành hoạt động văn hóa cơ sở của địa phương vẫn là yếu tố quyết định. Nhưng đáng buồn, vẫn còn tình trạng cán bộ văn hóa cơ sở chật vật đi “xin” kinh phí cho các hoạt động.

Ông Cao Tiến Dũng: Cần có những “cơ chế mềm” cho người làm văn hóa

Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển

PV: Thưa ông Cao Tiến Dũng, có ý kiến cho rằng sự quan tâm dành cho các hoạt động văn hóa ở nhiều địa phương hiện nay chưa tương xứng với vai trò của văn hóa. Ông nhìn nhận về ý kiến này như thế nào?

Ông Cao Tiến Dũng: Những năm gần đây, công tác văn hóa trên địa bàn huyện Như Xuân gặp không ít khó khăn. Và có lẽ đó cũng là khó khăn của không riêng địa phương nào cả. Là người phụ trách lĩnh vực văn hóa của huyện, tôi có cảm giác các hoạt động - phong trào văn hóa như đang chững lại. Tôi cho rằng, sự quan tâm dành cho văn hóa hiện nay đang khá hạn chế. Khi sự quan tâm dành cho hoạt động văn hóa chưa đúng mức sẽ dẫn đến các hoạt động văn hóa khi tổ chức bị “cắt bỏ, gọt giũa” cho hợp với “túi tiền”.

Từ sự thiếu quan tâm đầu tư cho các hoạt động văn hóa lâu ngày sẽ dẫn đến sự “giảm lửa” và giảm sự say mê của người làm văn hóa cơ sở. Thực tế, đã có những cán bộ văn hóa cơ sở có năng lực, nhiệt huyết, có nhiều cống hiến cho hoạt động - phong trào văn hóa cơ sở xin nghỉ việc, bỏ việc.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về câu chuyện cán bộ, nhân viên lĩnh vực văn hóa nghỉ việc? Và theo ông, làm thế nào để thay đổi thực trạng trên?

Ông Cao Tiến Dũng: Một trong những lý do được nhiều người nhắc đến khi đề cập đến khó khăn của hoạt động văn hóa ở cơ sở nói chung là thiếu kinh phí. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, văn hóa không đơn thuần chỉ là “xin tiền” và “tiêu tiền”. Thực tế, văn hóa vẫn có thể “làm ra tiền” để hoạt động nhưng cần phải có “cơ chế mềm” để người làm văn hóa tự do sáng tạo. Ví dụ, các trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện hiện nay là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí nhưng chúng ta lại không cho họ “cơ chế” để tạo ra nguồn thu nên thực sự rất khó...

Nếu chúng ta cứ “bó chân” hoạt động văn hóa bằng cơ chế “xin” - “cho” như hiện nay thì chỉ khiến cho người làm văn hóa mệt mỏi, đánh mất tình yêu, sự say mê với công việc. Có một thực tế, đời sống của cán bộ, người làm văn hóa cơ sở hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, họ không có thu nhập ngoài lương. Khi thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống, việc cán bộ, người làm văn hóa bỏ nghề cũng là điều dễ hiểu.

Ông Phạm Văn Hoài: Làm công tác văn hóa không sợ khó hay vất vả, chỉ sợ không được ủng hộ

Sự quan tâm và “cơ chế mềm” để văn hóa phát triển

PV: Là công chức văn hóa - xã hội ở một xã miền núi của huyện Ngọc Lặc, ông có thể chia sẻ về công việc của mình?

Ông Phạm Văn Hoài: Vân Am là xã miền núi vẫn còn nhiều khó khăn của huyện Ngọc Lặc, trên địa bàn xã hiện còn 4/11 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư đồng bộ, kinh phí phân bổ cho hoạt động văn hóa- thể thao còn hạn chế. Trong khi đó, muốn tổ chức bất cứ hoạt động nào cũng cần phải có kinh phí. Thực sự, mỗi lần có hoạt động phải “xin” kinh phí rất vất vả. Làm công tác văn hóa không sợ khó, không sợ vất vả, chỉ sợ không được ủng hộ.

Làm công chức văn hóa - xã hội nhưng công việc của người làm văn hóa lại rất “đa dạng”. Gần như ở đâu, công việc gì của địa phương cũng có thể “gọi tên” công chức văn hóa - xã hội. Việc phải kiêm nhiệm cùng lúc quá nhiều công việc khiến người làm văn hóa ở cơ sở không có nhiều thời gian cho hoạt động chuyên môn. Trong khi đó, vai trò của người làm văn hóa cơ sở lại chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Đó cũng là “nỗi buồn” của nhiều người làm văn hóa hiện nay.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]