(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chúng ta đều biết, tự học tập của mỗi con người là học suốt đời. Tự học là khâu then chốt, học trong sách, báo ở các thư viện. Sự học của mỗi con người không có trang sách cuối cùng. Thực hiện được như trên, đó chính là con người Việt Nam có văn hóa đích thực, xã hội có văn hóa cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vị thế của thư viện và văn hóa đọc trong thời kỳ CNH, HĐH

(VH&ĐS) Chúng ta đều biết, tự học tập của mỗi con người là học suốt đời. Tự học là khâu then chốt, học trong sách, báo ở các thư viện. Sự học của mỗi con người không có trang sách cuối cùng. Thực hiện được như trên, đó chính là con người Việt Nam có văn hóa đích thực, xã hội có văn hóa cao.

Điều quan trọng bậc nhất hiện nay là nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân hiểu sâu sự học của mọi người không chỉ đóng khung trong những cuốn sách giáo khoa. Ở nhà trường dù chất lượng dạy và học được nâng cao, cũng chỉ cung cấp cho học sinh, sinh viên những trí thức tối thiểu, cơ bản. Không ai sống và làm việc trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão mà không đọc sách. Nắm bắt được nhiều thông tin mới lạ là người chiến thắng.

Những tấm gương đọc sách, báo ở bậc vĩ nhân như Lê-nin một nhà đại trí thức đã coi vị thế của thư viện là cơ quan văn hóa giáo dục sau trường học. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác đến các thư viện trên thế giới để đọc sách báo, để học tập, tìm hiểu văn hóa phương Đông, phương Tây… Kháng chiến chống thực dân Pháp ở núi rừng, Bác vẫn đọc sách báo và vận động các chiến sĩ, cán bộ, đồng bào đọc sách, đọc báo Việt Nam độc lập, báo Cứu quốc…

Ở nước ta có nhiều người đáng được nêu gương sáng về đọc sách, để học tập suốt đời mà tiêu biểu là nhà văn hóa Đào Duy Anh, là giáo sư Tạ Quang Bửu. Các ông là người có văn hóa đọc rất cao, trở thành người có kiến thức đa ngành rất tinh thông.

Những người có văn hóa đọc, là người đọc có mục đích và chủ định để nâng cao kiến thức cho chính mình, tiêu hóa vào tâm hồn. Kiến thức được nâng lên rõ rệt, mọi người đều khẳng định: “Sách, báo là nguồn tri thức”.

Nhìn ra thế giới, ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản… công nghệ thông tin của họ phát triển rất hiện đại. Nhưng văn hóa đọc vẫn thu hút người đọc đến các thư viện tiên tiến mở cửa 24/24 giờ vẫn tăng, các nhà xuất bản, phát hành vẫn tăng tốc. Khi nghe giới thiệu cuốn sách hay, thì họ nô nức đến các cửa hàng sách tìm mua đọc hoặc đến các thư viện để đọc cho kỳ được.

Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa, ngoài thư viện của tỉnh còn có 2 thư viện trường chuyên nghiệp hoạt động đều và phát huy tác dụng tốt phục vụ học tập. Đó là Thư viện Trường ĐH Hồng Đức và Thư viện Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Đến tháng 9/2016 Thư viện Thanh Hóa tròn 60 năm tuổi (1956 - 2016) những kết quả trong suốt chặng đường vẻ vang đó, đang mở ra chương mới cho Thư viện tỉnh nhà.

Chúng ta rất vui mừng và tin tưởng là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là ánh sáng soi đường cho hệ thống thư viện công cộng phát triển khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là vùng nông thôn, rất cần có sách, báo để người dân tìm tòi tự học nâng cao kiến thức về nhiều mặt trong cuộc sống.

Bởi thế mỗi người hãy dành thời gian thích hợp để đọc sách, báo nhiều hơn. Đọc để nâng cao kiến thức, đọc để hoàn thiện chính mình.

Nguyễn Trọng Hữu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]