(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn dân, toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy CĐS từ cơ sở. Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu CĐS quốc gia.

Đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

Xác định thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn dân, toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy CĐS từ cơ sở. Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu CĐS quốc gia.

Đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sởNhà văn hóa thôn Đồng Hải (xã Hải Long, huyện Như Thanh) niêm yết bảng mã QR Code giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã.

Mặc dù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, xác định CĐS là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Như Thanh đã dành nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy CĐS trên địa bàn. Đến nay, công tác CĐS trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực và được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác CĐS.

Như Thanh đã chuyển đổi các hoạt động quản lý Nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực phục vụ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; hạ tầng CNTT, hạ tầng mạng viễn thông, internet được phủ rộng khắp, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở từ cấp huyện đến cấp xã.

Tại huyện Như Thanh, các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chính quyền số được đẩy mạnh triển khai đồng bộ, đến cuối năm 2023, trên 98% dân số toàn huyện đã được cấp căn cước công dân gắn chíp (số còn lại chủ yếu là công dân địa phương đi làm ăn xa) và hơn 36.450 định danh điện tử đảm bảo lộ trình thực hiện Đề án số 06; đã tạo lập gần 97% hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn huyện; dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng, cung cấp 250 dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình phục vụ các cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Cùng với đó, việc phát triển kinh tế số, xã hội số cũng được huyện Như Thanh quan tâm. Thuế điện tử, hóa đơn điện tử được phổ cập. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 93%. Người dân tích cực sử dụng ứng dụng CNTT, dịch vụ công trong các hoạt động kinh tế - xã hội...

Thôn Đồng Hải là đơn vị được UBND xã Hải Long (Như Thanh) lựa chọn để xây dựng mô hình thôn thông minh. Đến nay, thôn Đồng Hải đã được trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, hệ thống truyền thanh thông minh, hệ thống điện chiếu sáng thông minh, wifi miễn phí... Tại nhà văn hóa thôn còn niêm yết bảng mã QR Code giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã; giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển thôn; nhóm zalo thôn để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh kiến nghị của người dân.

Ông Trương Sỹ Long, Bí thư chi bộ thôn Đồng Hải, cho biết: Thôn Đồng Hải hiện có trạm phát sóng BTS cung cấp dịch vụ di động băng thông rộng 4G, internet cáp quang... Đến nay, 100% gia đình thôn Đồng Hải đang sử dụng các dịch vụ viễn thông, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, học tập, giải trí, phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy CĐS tại địa phương. Ngoài ra, các hộ dân thôn Đồng Hải đang tích cực ứng dụng CĐS vào trong đời sống sinh hoạt nhất là việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo trong hoạt động chiếu sáng nhằm tiết kiệm điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện, bảo vệ môi trường...

Đẩy mạnh CĐS từ cấp xã cũng được huyện Quảng Xương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đề án CĐS huyện Quảng Xương đến năm 2030 được ban hành vào tháng 6/2023 xác định: Đến năm 2025, 100% các xã, thị trấn và huyện Quảng Xương hoàn thành chỉ tiêu CĐS; đến năm 2030 có 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật, bổ sung thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%...

Xã Quảng Đức là địa phương được UBND huyện Quảng Xương giao nhiệm vụ hoàn thành CĐS trong năm 2023. Đến nay, xã đã hoàn thành các tiêu chí CĐS cấp xã, góp phần làm thay đổi diện mạo của xã, làm thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, người dân.

Đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sởNgười dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa xã Quảng Đức (Quảng Xương).

Ông Vương Huy Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Đức chia sẻ: Thực hiện nhiệm vụ CĐS đã làm thay đổi nhận thức, tác phong trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của lãnh đạo và công chức xã theo hướng năng động, hiện đại, chuyên nghiệp hơn nhưng vẫn gần dân, vì dân. Nhận thức của người dân về những lợi ích có được từ CĐS cũng đã được nâng lên, từ đó người dân có sự thay đổi và chủ động nắm bắt cơ hội do CĐS mang lại trong sản xuất cũng như đời sống. Toàn xã đã có 3 sản phẩm OCCOP 3 sao đã được quảng bá, đưa lên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, nhiều sản phẩm có lợi thế của địa phương cũng được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm; 100% doanh nghiệp địa phương sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến; 60% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử... góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế số tại địa phương.

Những thành tựu mà CĐS mang lại tại huyện Quảng Xương là hết sức quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện CĐS tại huyện Quảng Xương vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Bùi Xuân Tiến, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng Xương chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất là nguồn lực cho CĐS chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; kinh phí dành cho CĐS còn hạn chế; nguồn nhân lực phục vụ CĐS thiếu và hạn chế về năng lực tham mưu do nguyên nhân hầu hết là cán bộ thực hiện nhiệm vụ CĐS đều kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên môn về CNTT; các chỉ tiêu về tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số điện tử, tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng hình thức tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến đạt thấp; chỉ tiêu về xây dựng đài truyền thanh ứng dụng CNTT khó hoàn thành do nguồn lực đầu tư hạn chế...”

Đẩy mạnh CĐS từ cơ sở thông qua việc nỗ lực tháo gỡ những khó khăn nội tại, phát huy tối đa những lợi ích mà CĐS mang lại là nền tảng để Thanh Hóa đạt được mục tiêu có 6 huyện, thị xã, thành phố trở lên và 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành CĐS theo Bộ tiêu chí đánh giá CĐS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025, tạo tiền đề vững chắc để Thanh Hóa hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]