(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn vay ưu đãi qua các tổ chức, đoàn thể, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Như Thanh đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế, tạo cơ sở thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giúp nông dân thoát nghèo

Từ nguồn vốn vay ưu đãi qua các tổ chức, đoàn thể, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Như Thanh đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế, tạo cơ sở thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giúp nông dân thoát nghèo

Mô hình nuôi lợn sinh sản thương phẩm của hộ anh Nguyễn Danh Hoàng, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh.

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Như Thanh đã triển khai vận động, tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi của các ngân hàng, tổ chức đoàn thể, xây dựng kế hoạch kiểm tra, quản lý, sử dụng các nguồn vốn vay, tập huấn cho cán bộ chủ chốt hội nông dân cơ sở và tổ tiết kiệm, tổ tín chấp vay vốn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo… từ đó giúp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội Nông dân huyện đã tích cực thông tin, tuyên truyền, phối hợp mở 2 lớp dạy nghề, thu hút hàng trăm lượt hội viên tham gia, hỗ trợ 140 triệu đồng mua con giống, 2.300 cây giống, 2 tấn thuốc bảo bệ thực vật cho hội viên phát triển sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập.

Đến nay, tổng số tiền Qũy hỗ trợ nông dân toàn huyện đạt 671 triệu đồng với 89 lượt hội viên vay vốn để phát triển sản xuất. Hội cũng quản lý an toàn, hiệu quả trên 1 tỷ đồng từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân của tỉnh, thực hiện các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: trồng cây dong riềng sản xuất miến xã Yên Lạc; cây ăn quả của hộ anh Lường Khắc Phòng, xã Hải Long; chăn nuôi trâu, dê của hộ anh Nguyễn Văn Thìn, xã Mậu Lâm; nuôi ốc nhồi của hộ anh Hà Văn Trang, xã Phượng Nghi.

Ngoài ra, Hội còn phối hợp các ngân hàng, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, tổng dư nợ đến nay là 558,003 tỷ đồng, có 201 tổ và 6.993 hộ vay. Trong đó, Ngân hàng CSXH huyện tổng dư nợ đạt 136,595 tỷ đồng/75 tổ/2.941 thành viên vay; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tổng dư nợ 411,321 tỷ đồng/109 tổ/3.861 hội viên vay; Ngân hàng Liên Việt 11,655 tỷ đồng cho 233 hội viên vay… Nhiều hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giúp nông dân thoát nghèo

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, anh Hoàng đã mở rộng quy mô sản xuất, từng bước vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên địa bàn huyện, nhiều mô hình phát triển kinh tế, liên doanh liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, như: mô hình nuôi dúi của hộ anh Nguyễn Văn Thắng, xã Xuân Du; nuôi dê của hội viên Lô Văn Hoằng, xã Thanh Kỳ; nuôi lợn của hộ anh Lê Duy Huấn, xã Mậu Lâm; nuôi ong lấy mật của hội viên Bùi Văn Cường, xã Yên Lạc…

Đồng chí Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Như Thanh, cho biết: Ngoài nguồn vốn của ngân hàng, Hội Nông dân huyện, các tổ chức cơ sở hội còn vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, với số tiền 45 triệu đồng, giúp hội viên có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân trong huyện còn tích cực phối hợp các đơn vị liên quan, tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho hàng nghìn lượt hội viên, nông dân, tập huấn các phương pháp kỹ thuật về chăn nuôi, trồng cây ăn quả… giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Đến nay, Hội đã giúp đỡ 250 hộ thoát nghèo, giảm tỉ lệ hội viên hộ nghèo xuống còn 7,8%.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]