(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ cơ giới hóa tại các khâu trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có tỷ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt 70% - 100% (làm đất, tưới, bảo vệ thực vật), chăn nuôi đạt từ 55% – 90%. Đối với sản xuất lúa khâu làm đất tăng từ 75% – 97%, khâu gieo sạ, cấy lên 65%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật đến thu hoạch đều tăng lên khá cao.

Hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ cơ giới hóa tại các khâu trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có tỷ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt 70% - 100% (làm đất, tưới, bảo vệ thực vật), chăn nuôi đạt từ 55% – 90%. Đối với sản xuất lúa khâu làm đất tăng từ 75% – 97%, khâu gieo sạ, cấy lên 65%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật đến thu hoạch đều tăng lên khá cao.

Hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệpMáy gặt đập trên đồng ruộng tại Thanh Hóa.

Hiệu quả từ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng thấy rõ, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trước sức ép của nguồn lao động chuyển dịch mạnh mẽ về các vùng thành thị nên lao động nông thôn thiếu trầm trọng, nhất là ngày mùa, do đó công lao động thuê cấy cày là rất cao nên việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào nông nghiệp tạo sức bật cho nông thôn phát triển, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Lợi ích của việc gieo mạ khay giúp bà con nông dân chủ động, khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết khi rét đậm, rét hại kéo dài. Đồng thời chủ động được thời vụ, dễ chăm sóc, giảm chi phí sản xuất từ công lao động, giảm số lượng giống so với làm mạ truyền thống. Theo đó, việc vận chuyển khay mạ cũng gọn nhẹ, dễ dàng. Sử dụng mạ gieo luống trước đây thường phải 3 xe thồ mạ và thêm công xúc mạ mới cấy được 1 sào. Nay chỉ cần 6 - 8 khay mạ là cấy đủ 1 sào. Gieo mạ trên khay có nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là lượng dinh dưỡng vẫn tiếp tục bổ sung cho cây nên khi cấy xuống ruộng lúa nhanh bén rễ, khả năng đẻ nhánh khỏe, tiết kiệm được chi phí giống. Theo đó, làm thay đổi thói quen cấy mật độ dày, sâu tay, cấy không hàng lối, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún…

Với ý nghĩa của mạ khay, máy cấy cũng như máy gặt đập trên đồng ruộng, hiện bà con nông dân các địa phương đang tích cực ứng dụng vào sản xuất. Hầu hết các HTX trên địa bàn đều đầu tư máy cấy, sản xuất mạ khay, máy gặt đập như: Hoằng Phú (Hoằng Hóa) sử dụng tới 7 máy gặt đập liên hợp, 100% lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập, toàn xã có 7 máy cấy, 2 máy gieo hạt, 4 cơ sở sản xuất mạ khay. Trung bình mỗi vụ luôn có từ 50%-60% diện tích lúa được cấy bằng máy nên đã giảm được chi phí trong khâu gieo cấy, thu hoạch, bà con nông dân rất phấn khởi. Tại thôn Thanh Xá 1, xã Hà Lĩnh (Hà Trung), HTX dịch vụ nông nghiệp 2 đã phối hợp chặt chẽ với người dân áp dụng cơ giới hóa, trong đó khâu làm đất đạt 100%, thu hoạch đạt 95%. Không những thế còn hợp đồng thêm máy gặt, máy cấy của các đơn vị bạn về địa phương để phục vụ kịp thời vụ…

Được biết, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào nông nghiệp. Nhờ đó, toàn tỉnh có hơn 1.400 máy kéo các loại, 160 máy cấy lúa, 600 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt vò lúa và 7 máy thu hoạch mía. Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất đạt hơn 91%, trong khâu thu hoạch đạt gần 60%. Nhiều huyện đi đầu trong ứng dụng cơ giới hóa vào đồng bộ sản xuất như: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, Yên Định, Ngọc Lặc…

Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, góp phần tăng giá trị cây trồng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là đích đến của Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hóa lớn và công nghệ cao.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]